Vụ Án tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển giữa Cameroon và Nigeria

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 46 - 48)

[75].

(i) Tóm tắt nội dung

Vụ án liên quan đến xác định biên giới trên bộ và trên biển tại vùng hồ Chad và bán đảo Bakassi – vùng lãnh thổ đã được phân định biên giới từ thời thực dân giữa Anh, Pháp và Đức. Tranh chấp xảy ra là do Nigeria và Cameroon bất đồng quan điểm về áp dụng đường biên giới đã được xác định từ thời thực dân. Ngày 29 tháng 3 năm 1994, Cameroon đệ đơn đến Tòa công lý quốc tế, khởi đầu cho quá trình giải quyết tranh chấp.

Vấn đề pháp lý trong vụ án là tiêu chí hoà bình trong chiếm hữu thực sự được áp dụng như thế nào. Hợp nhất chủ quyền bằng danh nghĩa lịch sử, cùng với sự thiếu vắng phản đối từ phía Cameroon có mang lại giá trị pháp lý về xác lập quyền sở hữu lãnh thổ cho Nigeria?

(ii) Lập luận của các bên

Lập luận của Cameroon: Cameroon khẳng định rằng chủ quyền của họ đối với vùng hồ Chad do được kế thừa từ thời thực dân là phù hợp luật quốc tế. Việc thực thi chủ quyền đã được củng cố bằng nhiều hoạt động sau đó, như: các cuộc viếng thăm của quan chức địa phương, tổ chức bầu cử, duy trì pháp luật và trật tự, họp mặt các trưởng làng, thu các loại thuế ở các làng đó. Từ năm 1987, Cameroon nhiều lần phản đối việc Nigeria sử dụng quân đội để tiếp quản trạm huấn luyện nghề cá, tìm cách thực thi kiểm soát hành chính ở đó và coi hành vi của Nigeria đối với lãnh thổ tranh chấp là hành vi xâm chiếm, vi phạm các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế.

Cameroon cho rằng Nigeria đã vi phạm nguyên tắc estopel khi mâu thuẫn với chính hành vi đã thực hiện trước kia về công nhận đường biên giới thời thực dân thông qua việc tham gia đầy đủ vào việc giao phó cho Uỷ ban cắm mốc phân giới hồ Chad (LCBC) từ những năm 1984 – 1994.

Lập luận của Nigeria: Nigeria có quan điểm rằng quốc gia này chỉ thừa nhận một số nội dung về phân định ranh giới từ thời thực dân và không công nhận sự ràng buộc của đề xuất phân định ranh giới của LCBC. Mặt khác, Nigeria khẳng định chủ quyền ở khu vực tranh chấp bằng thực hiện chiếm hữu thực sự mà không có bất kỳ sự phản đối nào từ phía Cameroon, cụ thể: chính quyền Nigeria đã hỗ trợ, quản lý, giám sát các làng ở vùng hồ Chad, tiến hành các hoạt động y tế, giáo dục, thu thuế của nhân dân địa phương [75, Para.62-70].

(iii) Phán quyết của Tòa

Tòa xác định đường biên giới hồ Chad đã được phân định bởi Anh và Pháp cho đến nay vẫn giữ nguyên hiệu lực [75, Para.48, 53].

Xem xét lập luận của Nigeria về xác lập chủ quyền thông qua các hoạt động quản lý nhà nước đối với lãnh thổ tranh chấp và có sự mặc nhiên thừa nhận của Cameroon do nước này không tiến hành phản đối, Tòa cho rằng: việc định cư của người Nigeria và sự quản lý hành chính, tư pháp thông thường được xem là liên quan đến chủ quyền. Song Cameroon đã nắm giữ quyền sở hữu khu vực đó từ trước. Cameroon chỉ có những hoạt động không thường xuyên trong khu vực hồ Chad nhưng vẫn luôn tiếp tục tìm cách để thực thi kiểm soát hành chính trong khu vực này, dù có rất ít thành công. Thái độ phản đối hành vi của Nigeria đã được Cameroon thể hiện rõ từ năm 1987. Tòa liên kết toàn bộ các sự kiện và chỉ ra rằng không có sự mặc nhiên thừa nhận của Cameroon trong việc Nigeria tuyên bố chủ quyền, hay Cameroon đã từ bỏ quyền sở hữu của họ ở khu vực Nigeria tuyên bố chủ quyền [74].

Nigeria đã thua kiện, cho dù họ đã thực thi những hoạt động mang tính quyền lực nhà nước trên vùng lãnh thổ tranh chấp. Bởi vì những hoạt động này không đáp ứng được tiêu chí hoà bình của chiếm hữu thực sự , Cameroon đã xác lập chủ quyền lãnh thổ và có những hành vi phản đối, mặc dù không nhiều [75, Para.65].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)