Lập luận: Chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa đã được công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 85 - 87)

nhận qua các hội nghị quốc tế và trong sách báo, bản đồ của các nước

Bộ Ngoại Giao và một số nhà nghiên cứu Trung Quốc đã viện dẫn một vài bản đồ nước ngoài in sau năm 1945 và một số sự kiện quốc tế trong những năm gần đây

như: Hội nghị hành chính thế giới về viễn thông tại Giơ-ne-vơ tháng 7 năm 1978; Đại Hội địa chất quốc tế tại Paris năm 1980 để chứng minh "Nam Sa", tức Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Nhưng điều lệ những hội nghị quốc tế nói trên lại ghi rõ không có giá trị xác định hay gắn hoạt động với vấn đề chủ quyền quốc gia. Mặt khác, tranh chấp Trường Sa thời điểm đó ít được quốc tế biết đến, trong khi quốc tế gọi biển Đông là

South China Sea nên có thể hiểu nhầm là biển của Trung Quốc ở về phía Nam [27]. Trong thực tiễn luật pháp và tập quán quốc tế, chỉ có các văn kiện, bản đồ đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế hoặc đã được các bên có liên quan ký kết thừa nhận, đồng thời với nó là những hành vi thực thi chủ quyền thực tế mới có giá tri pháp lý trong những vấn đề có liên quan tới chủ quyền lãnh thổ [17].

c) Lập luận: Trung Quốc có chủ quyền trên quần đảo Trường Sa vì An Nam là phiên thuộc (chư hầu) của họ

Trung Hoa xưa kia được coi như một đế quốc hùng mạnh, một thế giới với trật tự văn hoá Khổng giáo có sức ảnh hưởng tới nhiều quốc gia láng giềng. Các triều đại phong kiến Việt Nam cống nạp các Hoàng Đế Trung Hoa theo định kỳ với một hàm ý tôn trọng sự hùng mạnh của Trung Hoa. Đối với Trung Hoa, việc cống nạp đó là thể hiện sự công nhận sức mạnh Trung Hoa, sự được tôn trọng trong quan hệ bang giao hai bên. Đối với Việt Nam, cống nạp này nhằm được công nhận sự độc lập cai trị của Việt Nam từ phía Trung Quốc, giống như các quốc gia hiện đại muốn đứng vững thì cần có sự công nhận của quốc tế. Và thực tế các triều đại phong kiến Việt Nam hoàn toàn độc lập trong việc cai quản và thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước mình. An Nam chỉ lệ thuộc Trung Quốc bằng nghi lễ cống nạp theo định kỳ mà thôi.

Thực tế có nhiều quốc gia khác cũng thực hiện nghi lễ cống nạp này cho triều đình Trung Quốc với những mục đích giao bang, thông thương khác nhau, như Miến Điện, Xiêm, Lào, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha và cả Tòa thánh Vantican. Trung Quốc cũng đã coi những nước này là chư hầu của họ, nhưng rõ ràng hành vi pháp lý của các quốc gia này hoàn toàn độc lập, không lệ thuộc vào Trung Quốc. Vì vậy không

thể dựa vào lý lẽ chư hầu để coi sở hữu của Việt Nam chính là sở hữu của Trung Quốc được [6].

Một căn cứ pháp lý quan trọng là: phán quyết năm 1953 của Tòa công lý quốc tế trong vụ án Minquers và Ecrehos: Tòa kết luận là quan hệ chư hầu không có giá trị cho việc xác định quyền sở hữu lãnh thổ. Mối quan hệ này chỉ mang tính danh nghĩa khi mà luật quốc tế lại đòi hỏi những hành vi thực thi chủ quyền thực tế [72].

Vậy nên Trung Quốc không thể viện dẫn quan hệ chư hầu để đòi chủ quyền đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 85 - 87)