Sự công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa từ phía Phương Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 101 - 103)

d) Trung Quốc viện dẫn Luật biển làm căn cứ cho yêu sách chủ quyền đối với Trường

2.4. Việt Nam có các căn cứ lịch sử và pháp lý vững chắc về xác lập chủ quyền

2.4.1.4. Sự công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa từ phía Phương Tây

Tây và Trung Quốc

Tư liệu của người phương Tây bao gồm: [32]

+ Ghi chép của Bá Tước hải quân Pháp d’Estaing, Alexandre de Rhodes, Louis Malleret, John Barow…: mô tả về lực lượng hải quân của chúa Nguyễn từ 1687-1765 là đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải hoạt động tại Hoàng Sa, Trường Sa, sự giúp đỡ của chúa Nguyễn đối với các tàu buôn, đặc biệt là tàu Hà Lan bị nạn.

+ Nhật ký tàu Amphitrite năm 1702 xác nhận Paracels thuộc về An Nam.

+ “Le Mémoire sur la Cochinchine” của Jean Baptiste Chaigneau, viết khoảng 1816-1819 khẳng định năm 1816 Gia Long đã xác lập chủ quyền trên đảo Paracels.

+ Giám mục Taberd trong cuốn "Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes", năm 1833 ghi nhận hơn 34 năm nay quần đảo Paracel mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa đã được người Việt chiếm cứ, năm 1816 Gia Long treo cờ chủ quyền tại đó.

+ “Journal of the Royal Geographical Society of London” năm 1849 Gutzlaff ghi nhận chính phủ An Nam đã đặt trại quân nhỏ và trưng thuyền ở Paracel thu thuế đối với tàu đánh cá đến từ Hải Nam và bảo hộ người đánh cá bản địa.

+ Các bản đồ xác nhận chủ quyền Việt Nam đã trình bày ở mục: 2.4.1.1.

Xem xét những tài liệu của người phương Tây thấy rằng họ rất quen thuộc với Hoàng Sa, Trường Sa. Nếu bị nạn họ đều tìm đến và nhận được sự giúp đỡ của các chúa Nguyễn (1558-1778). Họ thừa nhận sự quản lý và sở hữu các đảo của nhà nước An Nam thông hoạt động của Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải.

Người Trung Quốc thời Nhà Thanh cũng công nhận chủ quyền của Việt Nam như sau: [32, 45].

* Thích Đại Sán với sách Hải Ngoại Kỉ Sự năm 1696 quyển 3 ghi: “… Bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là Vạn Lý Trường Sa…. Quãng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bẩy trăm dặm. Thời Quốc Vương trước, hàng năm sai thuyền đi đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc của các thuyền lui tấp vào. Mùa thu nước dâng cao, chảy rút về hướng Đông bị một ngọn sóng đưa thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm, sức gió chẳng mạnh, sợ có hiểm hoạ Trường Sa”. Bảy ngày đường tường đương với hải trình 3 ngày, 3 đêm; “hàng năm sai thuyền đi…” là phù hợp với lịch trình hoạt động của đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải.

* Trần Luân Quýnh với sách: Hải quốc Kiến văn lục năm 1744: Phía nam ngấn cát nối tiếp đến Việt hải là Vạn Lý Trường Sa.

* Quyển Hải Lục của Dương Bỉnh Nam năm 1820: “Vạn Lí Trường Sa là một dải cát nổi lên ngoài biển, dài chừng vài ngàn lí và được dùng làm rào giậu che chắn mặt ngoài của bờ cõi nước An Nam” .

* Hải Quốc Đồ Chí của Ngụy Nguyên năm 1842, tại quyển 9, vẽ sơ đồ nước Việt Nam chia làm 3 phần: Đông Đô (Hà Nội), Tây Đô (Thanh Nghệ) và Quảng Nam (Đàng Trong), ngoài cảng khẩu Thuận Hoá và ngoài bờ biển Tây Đô có hai nhóm

chấm nhỏ li ti mang tên là Vạn Lí Trường Sa và Thiên Lý Thạch Đường nằm hoàn toàn trong Đông Dương Đại Hải thuộc chủ quyền Việt Nam [35].

* Bản đồ Trung Quốc trước năm 1909 đều cho thấy Trường Sa không thuộc về Trung Quốc, các bản đồ này đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam Trung Quốc. Cụ thể như: Dư địa đồ đời Nguyên; Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ, Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ đời Minh; Lộ Phủ, Châu Huyện Đồ đời Nguyên; Hoàng Triều Nhất Thống Dư Địa Tổng Đồ (1894); Đại Thanh Đế Quốc Vị Trí Khu Hoạch Đồ đời Thanh…

Hoặc sự kiện năm 1895, 1896, hai chiếc tàu của Đức và Nhật gặp nạn tại Hoàng Sa bị các hải khấu Trung Quốc cướp, nhưng Tổng Đốc Lưỡng Quảng chính thức phủ nhận trách nhiệm vì Hoàng Sa không thuộc thẩm quyền của họ, nói chi đến Trường Sa xa xôi như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)