Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 56 - 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm thu thập số liệu, phân tích số liệu và đánh giá thực trạng hoạt động ĐGKQHT của sinh viên, rút ra kết luận về những mặt mạnh, những mặt yếu trong quản lý để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐGKQHT của sinh viên đạt hiệu quả cao của trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát các khách thể nhằm nghiên cứu về các nội dung sau:

- Thực trạng hoạt động ĐGKQT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.

- Thực trạng quản lý hoạt động ĐGKQT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.

- Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐGKQT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang .

- Đánh giá chung về quản lý hoạt động ĐGKQT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.

2.2.3. Công cụ khảo sát

Sử dụng công cụ khảo sát là phiếu điều tra. Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động ĐGKQT của sinh viên trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang, tác giả đã phát ra 135 phiếu điều tra cho 65 CBQL (Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng; Chủ tịch hội đồng trường; Trưởng/phó khoa; Trưởng/phó bộ môn; trưởng, phó phòng/ban/trung tâm), 70 giảng viên và thu về 135 phiếu.

Ngoài ra, tác giả luận văn còn dùng phương pháp phỏng vấn, tọa đàm, quan sát, tham gia các hoạt động và nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Tác giả sử dụng các phương pháp khảo sát trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi: tác giả thiết kế phiếu hỏi theo những nội dung cần thu thập. Xác định đối tượng khảo sát phù hợp để lấy được thông tin chuẩn nhất. Tổ chức lấy ý kiến và xử lý kết quả trong các phiếu hỏi, từ đó rút ra các kết luận về kết quả nghiên cứu.

2.2.5. Xử lý dữ liệu khảo sát

Kết quả khảo sát được xử lý như sau:

Sau khi thu thập dữ liệu, kết quả khảo sát được xử lý như sau: - Tính tỉ lệ %

Tỷ lệ % = Số lượng ý kiến (theo mức độ) x 100 Số khách thể

- Tính điểm trung bình.

+ Đối với sử dụng thang đo 4 bậc:

Mức điểm Đánh giá Khoảng điểm

1 Chưa tốt/Chưa sử dụng/Không ảnh hưởng Từ 1,0 đến 1,75

2 Bình thường/Ít thường xuyên Từ 1,76 đến 2,5

3 Tương đối thường xuyên/Tương đối tốt/ Tương đối ảnh hưởng Từ 2,51 đến 3,25 4 Rất tốt/Thường xuyên/Rất ảnh hưởng Từ 3,26 đến 4,0

+ Đối với sử dụng thang đo 3 bậc:

Mức điểm Đánh giá Khoảng điểm

1

Chưa chặt chẽ, thiếu nghiêm túc/Không phù hợp/Không khách quan, công bằng và không đánh giá toàn diện năng lực trình độ người học

Từ 1,0 đến 1,66 2

Bình thường/Đơn giản, thiếu linh hoạt/Khách quan, công bằng chưa cao, chưa phản ánh toàn diện năng lực trình độ người học

Từ 1,67 đến 2,33 3

Chặt chẽ, nghiêm túc, kết quả tốt/Đơn giản, phong phú, linh hoạt/Khách quan, công bằng, phản ánh toàn diện năng lực, trình độ của người học

Từ 2,34 đến 3,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)