Xây dựng kế hoạch quản lý đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 82 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu

ra của sinh viên ở các bộ môn trong trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm giúp các bộ môn xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của sinh viên cho bộ môn mình và thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT của sinh viên nhằm đảm bảo chất lượng. Khi các bộ môn đã thực hiện được kế hoạch quản lý đánh giá KQHT của sinh viên một cách khoa học thì việc quản lý hoạt động đánh giá đó sẽ dễ dàng, chặt chẽ, khách quan và hiệu quả hơn.


3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Công tác kiểm tra, đánh giá KQHT của sinh viên trường đại học Nông - Lâm Bắc Giang sẽ đảm bảo chất lượng nếu tuân thủ theo một kế hoạch khoa học. Cụ thể:

Để hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của SV theo chuẩn đầu ra một cách tòan diện, cân đối, có trọng tâm và đạt hiệu quả cao các khoa, các bộ môn cần xây dựng các kế hoạch từ kế hoạch tổng thể đến kế hoạch chi tiết dựa trên kế hoạch năm học.

tiêu hoạt động đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kì và kiểm tra đánh giá tổng kết chung cho năm học. Bản dự thảo kế hoạch dựa trên đề xuất của khoa và sau khi thống nhất giữa Phòng Khảo thí & ĐBCL và các Khoa sẽ trình BGH ký duyệt sau đó sẽ chuyển tới các Khoa. Đây là bản kế hoạch chính thức thực hiện trong năm học.

Phòng Khảo thí & ĐBCL hướng dẫn các khoa, bộ môn, cán bộ, giảng viên dựa vào kế hoạch của nhà trường lập kế hoạch của khoa/bộ môn và của cá nhân trên cơ sở bám sát chuẩn đầu ra mục tiêu từng môn học và kế hoạch đã phê duyệt. Các bước xây dựng kế hoạch đánh giá ở các bộ môn bao gồm:

- Xác định mục tiêu chuẩn đầu ra và tiêu chí đánh giá cho từng môn học thuộc bộ môn quản lý.

- Phân tích nội dung, xác định tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá
 cho từng môn học thuộc bộ môn quản lý.

- Chọn các hình thức đánh giá phù hợp nhằm đánh giá được các tiêu chí cần đạt tương ứng với với nội dung môn học.

- Thiết lập cấu trúc bài kiểm tra, đánh giá
 cho từng loại hình kiểm tra, đánh giá.

- Xác định thời gian, cách thức tiến hành đánh giá và tổ chức đánh giá các môn học bộ môn quản lý.

- Tổ chức chấm điểm, ghi chép, phân tích, lưu trữ kết quả đánh giá. Các hoạt động đánh giá trong bộ môn phải được Bộ môn chuyên môn hóa và phân công cụ thể có mục tiêu, thời gian rõ ràng. Phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của giảng viên và giám sát quy trình thực hiện trong đánh giá quá trình, đánh giá giữa kỳ trong dạy học môn học của các giảng viên.

Thực tế đã phản ánh trong chương 2 cho thấy hiện nay việc đánh giá quá trình, định kỳ các môn học đều quản lý lỏng lẻo, chưa đảm bảo khách quan, công bằng và kích thích được động lực phấn đấu học tập của SV. Đánh giá KQHT của sinh viên là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Nếu thực hiện tốt

khâu đánh giá từ bộ môn thì chất lượng, hiệu quả của công tác này sẽ có sự thay đổi tích cực.

3.2.2.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp

Có sự phối hợp chặt chẽ thống nhất giữa phòng Khảo thí & ĐBCL và Khoa chuyên môn.

Có các văn bản qui định trách nhiệm của CBQL, GV & SV đối với hoạt động đánh giá KQHT của SV.

Qui định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận chuyên trách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 82 - 84)