Nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả đánh giá học tập theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 40 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả đánh giá học tập theo

chuẩn đầu ra của sinh viên ở các trường đại học

1.4.2.1. Lập kế hoạch đánh giá kết quả đánh giá học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học

Xây dựng kế hoạch ĐGKQHT của sinh viên theo CĐR chung toàn trường cho từng năm học với mục đích, tiêu chí đánh giá rõ ràng. Kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên là một bộ phận của kế hoạch đào tạo. Trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên thì việc lập kế hoạch đánh giá là vô cùng quan trọng, không chỉ là kế hoạch đánh giá của Hiệu trưởng mà các khoa, các phòng chức năng liên quan phải căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập của sinh viên gắn liền với kế hoạch giảng dạy, kế hoạch làm việc, nhiệm vụ được giao.

Kiểm tra đánh giá KQHT theo chuẩn đầu ra phải xây dựng được kế hoạch thực hiện với mục tiêu đề ra là phải đo được mức độ đạt được của SV so với mục tiêu của học phần. Kế hoạch đánh giá KQHT bao gồm: Mục tiêu đánh giá;
 Nội dung đánh giá;
 Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá;
 Phương pháp đánh giá;
 Thời điểm đánh giá;
 Địa điểm đánh giá;
 Quyền lợi và trách nhiệm của

người được đánh giá;
 Tính pháp lý của hoạt động đánh giá.
 Yêu cầu xây dựng kế hoạch đánh giá có mục tiêu phải bám sát vào mục tiêu học tập đã được xây dựng trong chương trình chi tiết học phần và hằng năm phải rà soát để xem xét tính phù hợp so với yêu cầu đào tạo và thực tiễn. Bên cạnh đó kế hoạch đánh giá còn phải đạt được mục đích làm cho người học có thể đánh giá được năng lực của mình để họ biết mức độ đạt được đến đâu và tiến bộ như thế nào. Vì vậy, đánh giá phải đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng, đúng thực chất và phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của người học.

Hình thức tổ chức đánh giá cần phải mang tính thường xuyên, đa dạng, giảng viên phải là người tự chủ và chịu trách nhiệm; Kế hoạch đánh giá KQHT này phải được thể chế hóa thông qua các quy trình thực hiện và đảm bảo công khai cho sinh viên, giảng viên được biết.


Phòng Khảo thí & ĐBCL thí là nơi quản lý nội dung, mục tiêu môn học, hình thức đánh giá, cấu trúc đề, tiêu chí đánh giá. Bộ phận khảo thí chịu trách nhiệm lập kế hoạch thông báo từ đầu học phần cho các Khoa chủ quản, các bộ môn thuộc Khoa và sinh viên mục tiêu, nội dung, tiêu chí và hình thức kiểm tra, đánh giá, thời gian kiểm tra, đánh giá dựa trên cơ sở các khoa chuyên môn đăg ký nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá các môn học.

Khoa chủ quản giao cho từng bộ môn thuộc Khoa xây dựng mục tiêu môn học, ngân hàng câu hỏi theo mục tiêu và tiêu chí kiểm tra, đánh giá. Các câu hỏi thuộc ngân hàng câu hỏi sau khi được Khoa duyệt sẽ gửi về cho Bộ phận khảo thí. Cần chú ký kế hoạch cho cả kiểm tra quá trình, kiểm tra giữa kỳ không phair mình hình thi kết thúc.

Bản kế hoạch phải cụ thể thứ tự các công việc kiểm tra đánh giá cụ thể cần kiểm tra; Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận phối hợp thực hiện; Có mốc thời gian hoàn thành cho từng môn, từng khoa chuyên môn; Lực lượng tham gia sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý (Khảo thí, đào tạo, khoa..) cụ thể, rõ ràng, trách nhiệm; Xác định cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động đánh

giá như: in và quản lý đề thi, vật chất phục vụ hoạt động thi, kiểm tra bảo mật đề thi, chấm điểm, quản lý lưu trữ.

1.4.2.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đánh giá kết quả đánh giá học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên ở trường đại học Nông - Lâm Bắc Giang

Dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, Phòng Khảo thí & ĐBCL phối hợp với các khoa, bộ môn thực hiện kế hoạch đánh giá đã được xây dựng. Dựa trên kế hoạch đánh giá người học đã được ban hành, Lãnh đạo các Khoa, Bộ môn chỉ đạo đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy, kiểm tra, đánh giá phù hợp với các quy định hiện hành, từ đó có cơ sở biên soạn hệ thống câu hỏi kiểm tra, ngân hàng đề thi để phục vụ hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đảm bảo thống nhất và đạt hiệu quả cao.

Khi các Khoa, bộ môn đã có kế hoạch đánh giá cụ thể, khoa chủ quản sẽ phân công cán bộ, giảng viên thuộc khoa thực hiện các công việc trong kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ từng người đảm bảo công tác đánh giá được thực hiện hiệu quả. Việc thực hiện kế hoạch được Phòng Khảo thí & ĐBCL phối hợp với các khoa, bộ môn thanh tra, kiểm tra thường xuyên.

Triển khai các văn bản phục vụ kiểm tra, đánh giá theo chuẩn đầu ra công khai, đầy đủ cho các GV. Các giảng viên căn cứ vào kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của mình đúng thời gian và đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm tra đánh giá.

* Quán triệt việc thực hiện kế hoạch đánh giá theo chuẩn đầu ra thường xuyên, giữa kỳ, tổng kết, thực tập đúng quy định. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số từ 50% đến 80%.

Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.

Ngay từ đầu học kỳ, giảng viên phải công bố cho sinh viên biết về các hình thức đánh giá học phần.

Giảng viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để đánh giá quá trình học tập của sinh viên, tuy nhiên khi gửi bảng điểm về phòng Khảo thí & ĐBCL quản lý công tác đánh giá điểm đánh giá quá trình phải qui về một điểm duy nhất theo thang điểm từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân. Với mỗi học phần, trên bảng điểm phải có hai cột điểm: một cột ghi điểm đánh giá quá trình và một cột ghi điểm thi kết thúc học phần. Điểm tổng hợp học phần do phòng Khảo thí & ĐBCL thực hiện.

Hai tuần trước kỳ thi kết thúc học phần, giảng viên phụ trách học phần phải nộp điểm về Khảo thí & ĐBCL kiểm tra, đánh giá bảng điểm đánh giá quá trình môn mình giảng dạy. Không bảo lưu hay phúc khảo điểm đánh giá quá trình. Sinh viên vắng mặt không lý do trong buổi thi hoặc kiểm tra đánh giá quá trình sẽ bị điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do trong buổi thi đánh giá quá trình phải viết đơn gửi giảng viên và Khảo thí & ĐBCL (kèm các minh chứng cần thiết), nếu được Khảo thí & ĐBCL cho phép, giảng viên thực hiện bổ sung đánh giá quá trình cho sinh viên theo hình thức phù hợp với học phần.

Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm của học phần thực hành. Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá quá trình, trừ bài thi kết thúc học phần.
 Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần. Cuối mỗi học kỳ, phòng Khảo thí & ĐBCL chịu trách nhiệm tổ chức một kỳ thi để

Lịch thi kết thúc học phần phòng Khảo thí & ĐBCL phối hợp với phòng Đào tạo thực hiện. Lịch thi này phải được trình Hiệu trưởng phê duyệt và công bố cho sinh viên ít nhất là 2 tuần trước khi kỳ thi bắt đầu.

Trưởng khoa chịu trách nhiệm bố trí cán bộ coi thi theo yêu cầu của phòng Khảo thí & ĐBCL bảo đảm trong mỗi phòng thi có ít nhất một cán bộ coi thi là cán bộ giảng dạy.

Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Phòng Khảo thí & ĐBCL lấy đề thi từ ngân hàng đề thi hoặc chỉ đạo tổ chuyên môn chỉ định giảng viên có tham gia giảng dạy học phần ra đề thi kết thúc học phần.

Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, viết tiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.

Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm tiểu luận, bài tập lớn do hai giảng viên đảm nhiệm.

Việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau khi chấm do các khoa đảm nhiệm và được thực hiện đúng theo quy định của Hiệu trưởng. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận, bài tập lớn là hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận, bài tập lớn.

Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn đáp được công bố công khai sau mỗi buổi thi. Trong trường hợp hai giảng viên chấm thi không thống nhất được điểm chấm thì các giảng viên chấm thi trình trưởng bộ môn quyết định.

Các điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường, có chữ ký của cả hai giảng viên chấm thi và làm thành ba bản. Một bản lưu tại bộ môn, một bản gửi về văn phòng khoa và một bản gửi về phòng Đào tạo của Trường, chậm nhất một tuần sau khi kết thúc chấm thi kết thúc học phần.

Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng coi như đã dự thi và phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng trong kỳ thi kết thúc học phần được dự thi kết thúc học phần ở các học kỳ tiếp theo (nếu có).

Trong thời hạn 10 ngày sau khi công bố điểm thi, sinh viên có thể nộp đơn đề nghị phúc khảo bài thi viết. Sinh viên phải nộp lệ phí phúc khảo. Nếu kết quả phúc khảo khác với kết quả đã công bố, sinh viên được nhận lại lệ phí phúc khảo.

Bố trí, nhân sự, giao nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia đánh giá: ra đề thi, kiểm tra coi thi, chấm thi. Xử lý GV, SV vi phạm quy chế thi, kiểm tra đánh giá. Kiểm tra, giám sát các hoạt động, thi, kiểm tra đánh giá kết qủa học tập của SV theo chuẩn đầu ra. Tổ chức quản lý điểm và lưu trữ điểm của SV.

Phòng Khảo thí & ĐBCL tổ chức lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của sinh viên cuối mỗi kỳ và toàn khóa học. Qua đây tạo kênh thông tin giúp Nhà trường đánh giá thực trạng công tác giảng dạy của giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng như hiệu quả đánh giá.

1.4.2.3. Kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên ở trường đại học

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thuộc trách nhiệm tổ chức thực hiện của Phòng Khảo thí & ĐBCL.
 Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra:

- Bảo đảm hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch.

- Bảo đảm việc thực hiện kế hoạch được đầy đủ và theo đúng quy trình, đúng các mốc thời gian.

- Tăng cường kỷ luật trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Phát hiện điểm bất hợp lý, sai trái trong việc tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị việc điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch và xử lý vi phạm theo quy định của nhà trường.
 - Bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống

lãng phí trong quá trình thực hiện kế hoạch.


Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện tất cả các khâu trong quá trình đánh giá để tham mưu cho các cấp lãnh đạo quản lý chặt chẽ, đề xuất được những biện pháp hoặc chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở: hiểu biết về mối liên hệ giữa kết quả đánh giá với năng lực người học, nội dung chương trình và các hoạt động giáo dục; phân tích so sánh những thay đổi hoặc sự khác biệt về năng lực của từng cá nhân, nhóm cá nhân, một ngành đào tạo, một khoa và xác định được những nguyên nhân của sự thay đổi, khác biệt.

Quản lý hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên là hoạt động phức tạp vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kể trên, ngoài ra quá trình này còn phụ thuộc vào hoạt động quá khứ như quá trình giảng dạy của giảng viên, trình độ được đánh giá trước đó của sinh viên. Khi tác động vào một yếu tố, không thể không tính đến các yếu tố khác, phụ thuộc vào sự phối hợp có hay không hiệu quả giữa các yếu tố tham dự. Nội dung quản lý hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên là căn cứ để các cấp quản lý đưa ra các nhiệm vụ và biện pháp quản lý cụ thể cho từng nội dung công việc tương ứng tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)