Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 26 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo

đầu ra

1.2.4.1. Quản lý

Quản lý là một hoạt động không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và có tác động liên quan đến con người. Quản lý là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học khác, quản lý còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế của chủ thể để có thể đạt được mục đích. Vì vậy con người có thể tiếp nhận khái niệm quản lý theo nhiều cách khác nhau.

Theo quan điểm của F.W.Taylo (1856-1915)“Quản lý là biết được chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó biết được họ làm việc đó có tốt hay không, có rẻ nhất không” [36].

Theo Tài liệu biên soạn của tác giả Lê Thị Mai Phương và Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (Học viện Quản lý Giáo dục) thì “Quản lý là quá trình đạt tới mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng: Kế hoạch - Tổ chức - Kế hoạch - Kiểm tra” [31].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý là tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [dẫn theo 31].

Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì cho rằng:“Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [6].

Từ những góc độ tiếp cận trên có thể hiểu nội dung cơ bản của khái niệm quản lý như sau: Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm đưa tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.2.4.2 Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên là lĩnh vực quản lý con người, được kết hợp giữa chủ thể quản lý và đối

tượng quản lý. Đây là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm đảm bảo tính pháp lý của nhà quản lý vào giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học nhằm xác định tri thức của sinh viên nắm được so với yêu cầu của chương trình, với yêu cầu giáo dục đào tạo để hình thành và phát triển nhân cách thực hiện mục tiêu giáo dục. Vì vậy, quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên là được coi là một khâu không thể tách rời trong công tác quản lý giáo dục. Quản lý tốt hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong trường học chính là tăng cường tính pháp lý của hoạt động đánh giá.

Quản lý đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên bao gồm quản lý chất lượng học tập, quản lý tinh thần thái độ học tập của sinh viên; không chỉ giới hạn trong phạm vi giảng dạy, giáo dục sinh viên trên lớp, trong nhà trường mà bao gồm một loạt các hoạt động khác nhau như các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham gia các câu lạc bộ, ngoại khóa, thực hành, thực tập, tham quan, giao lưu, tự học, tự nghiên cứu.

Trên cơ sở lý luận về quản lý kết hợp với lý luận về đánh giá kết quả học tập của sinh viên, luận văn đưa ra khái niệm về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra như sau: Quản lý lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến quá trình tiến hành xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo so với yêu cầu mục tiêu đã được trường cao đẳng, đại học cam kết với người học, với xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý.

1.3. Hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường ĐH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)