Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 48 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Tác động từ quy chế, quy định về đánh giá của nhà trường

Các văn bản quy định về kiểm tra, đánh giá được quy định cụ thể bởi quy chế của Bộ GD&ĐT, Bộ Nông nghiệp& PTNT là cơ sở pháp lý có ảnh hưởng quan trọng, giúp cán bộ quản lý, giảng viên định hướng vào chính các nhiệm vụ cần thực hiện. Dựa trên quan điểm chỉ đạo các văn bản của cấp trên, Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện việc đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên một cách thống nhất, phù hợp với thực tiễn ở nhà trường. Từ đó, có thể thấy các

văn bản quy định về đánh giá có sức ảnh hưởng lớn, định hướng cho các cấp thực hiện chỉ đạo đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên.

1.5.2.2. Tác động từ nhận thức, năng lực, trách nhiệm của các chủ thể quản lý ở nhà trường

Nhận thức của bộ phận quản lý là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Trước hết, đội ngũ cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về hoạt động này họ sẽ chỉ đạo thực hiện theo đúng yêu cầu văn bản của Bộ GD&ĐT, Bộ Nông nghiệp& PTNT và các quy định đặc thù của nhà trường. Cán bộ quản lý sẽ bắt tay vào công việc quản lý một cách thuận lợi từ việc chỉ đạo các bộ phận có liên quan một cách khoa học, đúng quy trình, hợp lý trong toàn bộ các hoạt động quản lý. Bởi vì nhận thức đúng là cơ sở của hành động đúng

Đội ngũ cán bộ quản lý am hiểu về quản lý sẽ hình thành được các đóng góp trong công tác tư vấn, kết quả giải quyết các vấn đề cụ thể. Đồng thời, tham mưu cho Hiệu trưởng phân công chuyên môn phù hợp với năng lực giảng viên qua việc thực tế giảng dạy của năm học trước. Từ đó hình thành nên hiệu quả trong công tác quản lý, kết quả thực hiện các kế hoạch, mục tiêu đặt ra.

Ý thức, tinh thần, trách nhiệm và tính tiên phong gương mẫu là một trong những phẩm chất quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý, góp phần khơi dậy những nỗ lực, tiềm năng của đội ngũ cán bộ giảng viên, những người tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Do vậy công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cần được quan tâm và tiến hành thường xuyên.

1.5.2.3. Tác động từ ý thức, trách nhiệm trong học tập và hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy trong nhà trường và hiệu quả của hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra là ý thức tự giác, năng lực học tập của SV. Giảng viên có được những phương pháp giảng dạy phù hợp khi SV có đủ ý thức, nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Từ đó

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và hiệu quả của hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Kết luận chương 1

Đánh giá kết quả của sinh viên theo chuẩn đầu ra thực chất là quá trình xác định mức độ đạt được của người học theo mục tiêu đào tạo đã đề ra. Nội dung của chương đã đề cập đến các khái niệm cơ bản và lý luận về đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra. Nội dung của hoạt động này là: xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, hình thức, phương pháp và phương tiện trong đánh giá; tổ chức hoạt động đánh giá và phân tích kết quả đạt được để từ đó có những quyết định mới trong việc tổ chức thực hiện hoạt động này.

Đánh giá kết quả học tập của người học, đặc biệt là đánh giá theo chuẩn đầu ra là vấn đề luôn được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về giáo dục và cả xã hội quan tâm. Đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên giúp cho nhà quản lý biết được mức độ đạt được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học đã được nêu ra trong mỗi chương trình đào tạo. Nếu sinh viên đạt được những kết quả theo chuẩn đầu ra thì nhà trường đã thành công với mục tiêu giáo dục của mình. Đặc biệt cung cấp thông tin giúp điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học của giảng viên, phương pháp học tập của sinh viên, đồng thời giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý quá trình dạy học, kịp thời điều chỉnh các mục tiêu của chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)