Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức đánh giá kết quả học tập theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 84 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức đánh giá kết quả học tập theo

chuẩn đầu ra của sinh viên ở trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Năng lực nghề nghiệp của sinh viên chỉ được bộc lộ thông qua các hoạt động học tập và một số hoạt động bổ trợ. Do vậy, đo lường KQHT cần đánh giá được các năng lực thực tiễn. Mục tiêu của biện pháp là đa dạng hóa các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm thu được kết quả khách quan công bằng, chính xác từ đó giúp sinh viên nhìn nhận đúng năng lực hiện có và giảng viên có thể điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp và cách tiến hành biện pháp

Việc lựa chọn hình thức đánh giá cho phù hợp với mỗi nội dung, chương bài và mỗi học phần phù hợp là điều kiện cần thiết để có thể đánh giá năng lực chuẩn đầu ra của sinh viên trong quá trình giảng dạy học phần.

Phòng Khảo thí & ĐBCL là đơn vị chuyên môn cần hướng dẫn Khoa, Bộ môn quán triệt giảng viên phụ trách giảng dạy các học phần chủ động nghiên cứu, đề xuất hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩu đầu ra môn học đã xây dựng, qua đề xuất của giảng viên, các Khoa, Bộ môn thảo luận và thống nhất ý kiến về nội dung, phương pháp và hình thức

đánh giá môn học rồi thông báo rộng rãi đến sinh viên. Trên cơ sở đó, giảng viên giảng dạy sẽ chuẩn bị công cụ và bộ tiêu chí đánh giá cụ thể, các bộ phận, đơn vị có liên quan sẽ thẩm định, và tổ chức thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo yêu cầu.

Các hình thức đánh giá bao gồm: Đánh giá thường xuyên, đánh giá giữa kỳ, đánh giá tổng kết môn học và đánh giá thực tập; Các phương pháp đánh giá bao gồm: Tự luận, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, thảo luận và thực hành… Như vậy, thực tế các hình thức và phương pháp rất đa dạng phong phú. Để đánh giá được năng lực của sinh viên thì việc đánh giá theo một hình thức hay một phương pháp sẽ không còn có hiệu quả, mà phải đa dạng hóa các hình thức, phương pháp đánh giá. Hình thức, phương pháp đánh giá càng phong phú, linh hoạt thì thông tin thu được càng toàn diện, chính xác từ đó giúp giảng viên có thể điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình kịp thời và nhà trường cũng đưa ra những điều chỉnh kịp thời để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo.

Hướng dẫn việc lựa chọn hình thức đánh giá cho phù hợp với mỗi nội dung, chương bài và mỗi học phần phù hợp là điều kiện cần thiết để có thể đánh giá năng lực của sinh viên trong quá trình giảng dạy học phần. Đối với nội dung đánh giá thường xuyên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp đánh giá để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Trong mỗi một hình thức đánh giá giảng viên cũng có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau như đánh giá bằng các câu hỏi tự luận, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan. Mỗi phương pháp đánh giá khác nhau sẽ cho những kết quả nhận thức và kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên ở những mức độ khác nhau.

Từ việc lựa chọn hình thức và phương pháp đánh giá phù hợp, giảng viên môn học sẽ xây dựng những nội dung và bộ công cụ đánh giá khác nhau và tiến hành công việc đánh giá kết quả học tập của người học. Bộ công cụ và tiêu chí đánh giá phù hợp đòi hỏi phải được thảo luận, trao đổi và thống nhất từ mỗi Bộ

môn/ Khoa và thể hiện rõ trong đề cương chi tiết của mỗi học phần và phổ biến rộng rãi đến sinh viên.

Quá trình thực hiện đánh giá, tùy theo hình thức và phương pháp đánh giá mà có cách thức tổ chức khác nhau, nội dung đánh giá thường xuyên và đánh giá giữa học kỳ do giảng viên trực tiếp giảng dạy tiến hành; Hình thức đánh giá tổng kết môn học được tiến hành bởi đơn vị chuyên trách về công tác tổ chức thi là Phòng Khảo thí & ĐBCL tổ chức.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho các hình thức và phương pháp đánh giá kết quả phải được đảm bảo như điều kiện cơ sở vật chất ở mỗi phòng thi, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ chấm thi trắc nghiệm, vật tư thực hành phải được đảm bảo cho mỗi nội dung, hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 84 - 86)