Tổ chức, chỉ đạo ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 66 - 70)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên

2.4.2. Tổ chức, chỉ đạo ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đạ

Nông- Lâm Bắc Giang

2.4.2.1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong ĐGKQHT theo CĐR của trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang

Sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo của lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả kế hoạch ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên. Tác giả tiến hành khảo sát bằng câu hỏi số 8 (Phụ lục 1), kết quả khảo sát CBQL, GV được thể hiện ở bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang

TT Nội dung ĐTKS Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Rất tốt Tương đối tốt thường Bình Chưa tốt

SL % SL % SL % SL %

1

Triển khai các văn bản phục vụ kiểm tra, đánh giá theo chuẩn đầu ra công khai, đầy đủ. CBQL 48 73.8 16 24.6 1 1.54 0 0.00 3.63 3 GV 46 65.7 15 21.4 9 12.9 0 0.00 2 Quán triệt mục đích, yêu cầu việc thực hiện kế hoạch đánh giá theo chuẩn đầu ra thường xuyên, giữa kỳ, tổng kết, thực tập đúng quy định. CBQL 32 49,2 15 23.1 13 20,0 5 7,7 3.12 6 GV 33 47,1 17 24.3 14 20,0 6 8,6 3 Bố trí, nhân sự, giao nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia đánh giá: ra đề thi, kiểm tra coi thi, chấm thi

CBQL 61 93.8 4 6.15 0 0.0 0 0.00 3.93 1 GV 64 91.4 6 8.57 0.0 0 0.00 4 Xử lý GV, SV vi phạm quy chế thi, kiểm tra đánh giá

CBQL 37 56.9 22 33.8 4 6.15 2 3.08

3.47 5 GV 48 68.6 12 17.1 7 10.0 3 4.29

5

Kiểm tra, giám sát các hoạt động, thi, kiểm tra đánh giá kết qủa học tập của SV theo chuẩn đầu ra.

CBQL 42 64.6 16 24.6 7 10.8 0 0.00

3.57 4 GV 47 67.1 18 25.7 5 7.14 0 0.00

6

Tổ chức quản lý điểm và lưu trữ điểm của SV

CBQL 52 80.0 7 10.8 6 9.23 0 0.00

3.75 2 GV 59 84.3 8 11.4 3 4.29 0 0.00

Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang được các nhà quản lý và cán bộ giảng dạy tham gia khảo sát đánh giá cụ thể trong bảng số liệu trên. Nội dung “Bố trí nhân sự, giao nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia đánh giá, ra đề thi, kiểm tra coi thi, chấm thi’” được đánh giá ở mức độ “Rất tốt” với 93.8% và 91.4% (Xếp thứ 1); điều này đã nói lên việc bố trí nhân sự, giao nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia công tác đánh giá, công tác ra đề thi và kiểm tra coi thi được thực hiện khá bài bản. Qua nghiên cứu quy định, quy chế về tổ chức thi và kiểm tra của trường đại học Nông - Lâm Bắc Giang và quy trình giải quyết công việc của phòng Khảo thí & ĐBCL cho thấy: việc bố trí nhân sự và giao nhiệm vụ cho các thành viên tham gia đánh giá được tiến hành rất cụ thể, trong quy chế tổ chức thi và kiểm tra chỉ rõ, cán bộ chấm thi số 1 là giảng viên giảng dạy học phần, cán bộ chấm thi số 2 là người dạy cùng học phần hoặc trưởng Bộ môn, đồng thời nhà trường cũng quy định cụ thể về yêu cầu đối với cán bộ tham gia công tác coi thi.

Đề thi hàng năm đều có kế hoạch rà soát, chỉnh sửa, ngân hàng đề thi phải được tổ chức phản biện tại các Bộ môn sau đó nộp về phòng Khảo thí & ĐBCL, việc bố trí cán bộ rút và in sao đề thi được tiến hành đảm bảo bí mật, công tác coi thi được bố trí rõ ràng trước mỗi buổi thi; việc thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức thi được tiến hành bởi lực lượng thanh tra giáo dục, kết quả thanh tra mỗi buổi đều được thể hiện trong sổ theo dõi.

Nội dung “Tổ chức quản lý và lưu trữ điểm của sinh viên” được đánh giá “Rất tốt” với tỷ lệ 80,0% và 84,3% (xếp thứ 2). Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường; nhà trường thực hiện công việc quản lý và lưu trữ điểm dưới hai hình thức, một là thực hiện việc quản lý và lưu trữ trên phần mềm quản lý chuyên dụng và hai là thực hiện việc lưu trữ điểm bản cứng tại các bộ phận có liên quan, việc lưu trữ được tiến hành khoa học, hợp lý.

Nội dung “quán triệt mục đích, yêu cầu việc thực hiện kế hoạch đánh giá theo chuẩn đầu ra thường xuyên, giữa kỳ, tổng kết, thực tập đúng quy định” được đánh giá chung ở mức độ “tương đối tốt” với điểm trung bình 3,12 (xếp thứ 6). Qua kết quả khảo sát cho thấy việc đánh giá thường xuyên và đánh giá giữa kỳ theo kế hoạch chưa được đánh giá cao bởi đội ngũ CBQL và GV. Đây là điều còn tồn tại trong công tác tổ chức, chỉ đạo đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên mà nhà trường cần có giải pháp cải thiện trong thời gian sớm nhất.

2.4.2.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy chế, quy định trong ĐGKQHT theo CĐR của trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang

Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy chế, quy định trong ĐGKQHT theo CĐR của trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang được tác giả khảo sát bằng câu hỏi số 5 (Phụ lục 1). Kết quả khảo sát thu được thể hiện ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8: Đánh giá của CBQL và GV về tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy chế, quy định trong ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học

Nông Lâm Bắc Giang

TT Nội dung ĐTKS Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Điểm TB Thứ bậc Đầy đủ, chặt chẽ, nghiêm túc Bình thường Chưa đầy đủ, chặt chẽ, nghiêm túc SL % SL % SL % 1 Đánh giá thường xuyên CBQL 26 40,0 35 53,8 4 6,2 2.28 4 GV 30 42,9 26 37,1 14 20,0 2 Đánh giá giữa kỳ CBQL 33 50,8 27 41,5 5 7,7 2,55 2 GV 54 77,2 12 17,1 4 5,7 3 Đánh giá tổng kết môn CBQL 57 87,7 5 7,7 3 4,6 2,83 1 GV 61 87,1 7 10,0 2 2,9 4 Đánh giá thực tập CBQL 27 41,5 33 50,8 5 7,7 2,45 3 GV 43 61,4 24 34,3 3 4,3

Bảng số liệu thu được cho thấy kết quả đánh giá việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy chế, quy định trong ĐGKQHT theo CĐR của trường Đại học

Nông - Lâm Bắc Giang được đánh giá khá tốt. Nội dung “Đánh giá tổng kết môn học” được đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ chặt chẽ, nghiêm túc với số lượng 87.7% và 87.1% (xếp thứ 1). Kết quả này cho thấy việc tổ chức “đánh giá tổng kết môn” được nhà trường thực hiện rất nghiêm túc. Đội ngũ CBQL và GV đánh giá việc thực hiện quy chế, quy định đối với “ đánh giá thường xuyên” ở mức độ thấp nhất với 40.0% và 42.9% (xếp thứ 4). Điều này cũng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, việc tổ chức “đánh giá thường xuyên” do giảng viên trực tiếp giảng dạy thực hiện nên đôi khi mức độ tuân thủ quy chế chưa được thực sự triệt để.

2.4.2.3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nguyên tắc khách quan, công bằng, toàn diện trong ĐGKQHT theo CĐR của trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

Để tìm hiểu thực trạng việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện nguyên tắc khách quan, công bằng, toàn diện trong ĐGKQHT theo CĐR của trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và SV bằng câu hỏi số 4 (Phụ lục 1). Kết quả thể hiện ở bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá về tổ chức, chỉ đạo thực hiện nguyên tắc khách quan, công bằng, toàn diện trong ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại

học Nông - Lâm Bắc Giang

TT Nội dung ĐTKS

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nguyên tắc

Điểm TB Thứ bậc Khách quan, công bằng, phản ánh toàn diện năng lực, trình độ người học Khách quan, công bằng chưa cao, chưa phản ánh toàn diện năng lực, trình độ người học Không khách quan, công bằng và không đánh giá toàn diện năng lực, trình độ người học SL % SL % SL % 1 Đánh giá thường xuyên CBQL 18 27,7 16 24,6 31 47,7 1,78 4 GV 18 25,7 15 21,4 37 52,9 2 Đánh giá giữa kỳ CBQL 15 23,1 17 26,2 33 50,7 1,80 3 GV 22 31,4 17 24,3 31 44,3 3 Đánh giá tổng kết môn CBQL 42 64,6 23 35,4 0 0 2,67 1 GV 46 65,7 24 34,3 0 0 4 Đánh giá thực tập CBQL 28 43,1 31 47,7 6 13,9 2,41 2 GV 34 48,6 33 47,1 3 4,3

Kết quả khảo sát cho thấy, việc thực hiện nguyên tắc khách quan, công bằng, toàn diện trong ĐGKQT theo CĐR của sinh viên trong nhà trường được đánh giá khá cao, trong đó xếp thứ 1 là nội dung “đánh giá tổng kết môn” với tỷ lệ là 64.6% và 65.7%. Qua phỏng vấn các nhà quản lý và giảng viên cho biết, tất cả các khâu của quy trình “Đánh giá tổng kết môn” đều được thiết kế và thực hiện bài bản, đảm bảo công bằng, khách quan đối với kết quả đánh giá người học, nội dung đánh giá đảm bảo tính toàn diện, ít có hiện tượng gian lận, tiêu cực trong quá trình đánh giá. Tuy nhiên nội dung “Đánh giá thường xuyên” theo kết quả khảo sát cho thấy, việc đảm bảo nguyên tắc công bằng, khách quan và toàn diện còn ở mức thấp nhất so với các nội dung đánh giá khác (xếp thứ 4).

Như vậy từ thực trạng trên, nhà trường cần tăng cường các biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện nội dung “Đánh giá thường xuyên” để đảm bảo độ tin cậy, khách quan, công bằng hơn trong quá trình đánh giá, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra với từng sinh viên của các ngành đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 66 - 70)