Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 86 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý trong

hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên ở trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp nhằm đảm bảo công kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên được diễn ra theo đúng kế hoạch, đảm bảo sự nghiêm túc, công bằng trong công tác đánh giá chất lượng sinh viên và nâng cao chất lượng, hiệu quả và vai trò của công tác thanh kiểm tra.

Kịp thời phát hiện ra những điểm còn tồn tại trong hoạt động đánh giá kết quả của người học để đưa ra những biện pháp quản lý kịp thời, đảm bảo hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đúng quy định, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động đánh giá chất lượng đạo tạo nói riêng cũng như trong các hoạt động quản

lý nói chung. Công tác kiểm tra được thực hiện tốt sẽ góp phần làm cho chất lượng đào tạo của nhà trường được đảm bảo; khẳng định được vị thế và thương hiệu của nhà trường với những nội dung nhà trường đã cam kết đối với xã hội về sản phẩm đào tạo.

Phòng Khảo thí & ĐBCL là đơn vị chuyên tránh thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá KQHT của SV trong trường đại học Nông - Lâm Bắc Giang hiện nay. Theo khảo sát, công tác kiểm tra, giám sát đã được tiến hành trong tất cả các kỳ thi, kiểm tra, tuy nhiên nội dung thường tập trung vào các khâu tổ chức kỳ thi (coi thi và chấm thi). Công tác ra đề đi, quản lý phách, nhập điểm và quản lý điểm chưa được thực sự chú trọng. Đặc biệt công tác đánh giá quá trình, đánh giá giữa kỳ ít được chú ý. Trong khi đó, tiêu cực lại có thể nảy sinh ở nhiều ở những khâu này.

Phòng Khảo thí & ĐBCL cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với những khâu này, phối hợp với phòng chức năng, khoa, bộ môn quản lý chặt hơn khâu này.

Khoa chuyên môn và bộ môn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của SV ở tất cả các hình thức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ, tổ chức và chấm thi tổng kết với các môn học Khoa, Bộ môn phụ trách. Có kế hoạch cụ thể cho việc kiểm tra, giám sát và nghiêm túc thực hiện.

Phòng Khảo thí & ĐBCL có thể mời một số chuyên gia, một số nhà chuyên môn có uy tín trong và ngoài trường để kiểm tra nội dung đề thi và chấm thi. Các chuyên gia xem xét và xác nhận đề thi có đáp ứng các yêu cầu mục tiêu môn học không và chọn xác suất một số bài thi đề chấm lại.

Thường xuyên tổ chức thẩm định đề thi, tổ chức chấm kiểm tra kết quả đánh giá của giảng viên và kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh nếu có.

3.2.4.3 Điều kiện thực hiện biện pháp

thanh, kiểm tra phải được đảm bảo, có cán bộ chuyên trách về công tác thanh tra. Không thanh tra, kiểm tra theo kiểu hình thức, chiếu lệ. Cần xác định rõ nội dung trọng điểm trong công tác thanh tra, không tiến hành thanh tra, kiểm tra dàn trải.

- Kiến nghị của kiểm tra cần được thực hiện kịp thời, nghiêm túc, kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm và tuyên dương, khen thưởng những tổ chức và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo ra sự thay đổi căn bản trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Có cơ chế kiểm tra lẫn nhau trong từng bộ phận và giữa các bộ phận đảm bảo mọi hoạt động kiểm tra đánh giá được chính xác và khách quan, đòi hỏi sự nỗ lực và thực hiện nghiêm túc của mọi thành viên trong trường.

3.2.5. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên ở trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Nhằm sử dụng một cách có hiệu quả các phần mềm: quản lý điểm, quản lý các kỳ kiểm tra; quản lý ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra; phần mềm thi trắc nghiệm, phần mềm đánh phách... Khai thác triệt để mạng internet vào việc tra cứu tài liệu, thu thập thông tin cần thiết cho quản lý và giảng dạy. Thực hiện việc quản lý điểm thi, điểm kiểm tra để tránh hiện tượng tiêu cực sau khi thi như sửa điểm, tráo điểm, thất lạc kết quả thi… và lưu giữ thông tin kết quả học tập. Từ đó, tăng cường hiệu quả quản lý ĐGKQHT bằng phần mềm quản lý nhằm hạn chế sai sót do quản lý thủ công, với dữ liệu chính xác, kịp thời, hiệu quả, phục vụ thông tin một cách chính xác và nhanh nhất.

3.2.5.2. Nội dung cách tiến hành biện pháp

Phòng Khảo thí & ĐBCL tham mưu cho BGH nhà trường xây dựng quy chế quy định rõ ràng vừa bắt buộc, vừa khích lệ giảng viên sử dụng thiết bị đánh giá kết quả học tập ngay trong các giờ lên lớp. Xây dựng các chế định và

phát huy trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, khai thác, sử dụng các thiết bị đánh giá kết quả học tập hiện đại.

Tham mưu cho Nhà trường thực hiện tốt việc phân công, phân cấp quản lý, bảo quản bảo dưỡng các thiết bị đánh giá kết quả học tập, gắn trách nhiệm đến từng người, từng đơn vị.

Phòng Khảo thí & ĐBCL làm công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng, sự cần thiết việc ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy.

Phòng Khảo thí & ĐBCL tham mưu cho Nhà trường tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ CBQL, GV như: Tin học căn bản, thiết kế bài giảng điện tử, khai thác có hiệu quả hệ thống website nhà trường. Khuyến khích CBQL, GV tự học, tự bồi dưỡng, tham gia các lớp học nâng cao kiến thức tin học.

Tham mưu cho Nhà trường tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng: Nâng cấp kết nối mạng internet nhằm tăng tốc độ đường truyền tín hiệu, đáp ứng yêu cầu học tập và kiểm tra qua mạng của sinh viên; sử dụng hệ thống e-mail nội bộ; hoàn thiện và khai thác có hiệu quả cổng thông tin điện tử và hệ thống website các nhà trường.

Ưu tiên cho khai thác, sử dụng các phần mềm hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra trắc nghiệm; phần mềm đào tạo, trong đó bao gồm các chức năng: Quản lí các kì kiểm tra như đánh số báo danh, xếp phòng thi, nhập điểm thi, đánh phách và tổng hợp báo cáo, quản lý điểm của tất cả các bài kiểm tra, tính điểm và xếp loại sinh viên, tra cứu kết quả học tập, kế hoạch học tập, giúp sinh viên đăng ký các học phần chưa đạt. Điểm thi phải được công bố rộng rãi trên Website của trường.

Các khâu quản lý, đánh giá kết quả học tập thực hiện công khai, minh bach, khách quan, có kế hoạch đăng tải trên các Website của khoa, trường.

Phòng Khảo thí & ĐBCL hướng dẫn cho sinh viên có thể cập nhật và theo dõi, thực hiện.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần đầu tư các trang thiết bị hiện đại làm công cụ hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình đánh giá.

Cán bộ quản lý và giảng viên không ngừng nâng cao trình độ tin học, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, dạy học cũng như thực hiện tiến trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Phát triển thiết bị đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải đảm tính kết hợp trên dưới cùng thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 86 - 90)