Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 95 - 115)

TT Tên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi D D2 Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc 1 Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho giảng viên về vai trò của ĐGKQ theo CĐR của sinh viên

2,94 1 2,86 1 0 0

2

Xây dựng kế hoạch quản lý ĐGKQ theo CĐR của sinh viên ở các bộ môn trong trường đại học Nông - Lâm Bắc Giang

2,80 3 2,65 4 1 1

3

Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức ĐGKQ theo CĐR của sinh viên ở trường đại học Nông - Lâm Bắc Giang

2,86 2 2,75 3 1 1

4

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý trong hoạt ĐGKQ theo CĐR của sinh viên ở trường đại học Nông - Lâm Bắc Giang

2,75 4 2,82 2 -2 4

5

Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên ở trường đại học Nông - Lâm Bắc Giang

Như vậy, nghiên cứu kết quả khảo nghiệm về sự tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang, có thể khẳng định, mặc dù có số ít ý kiến trái chiều trong nhận định, đánh giá, song các biện pháp mà luận văn đã xây dựng có cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả về sự tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi được biểu hiện ở biểu đồ sau:

2.94 2.86 2.80 2.65 2.86 2.75 2.75 2.82 2.69 2.56 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 Đ iể m BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi

Để so sánh sự tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp mà luận văn đưa ra, tác giả sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:  1 6 1 2 2     n n D R

Trong công thức trên: R là hệ số tương quan; n là số biện pháp đề xuất và D là hệ số chênh lệch giữa thứ bậc của mức cần thiết và mức khả thi (D được tính bằng hiệu số mi - ni

Sau khi thay số và tính nếu:

0 < R < 1 (R dương): tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận, nghĩa là biện pháp vừa cần thiết vừa khả thi. Trường hợp R dương và có giá trị

càng lớn, tiếp cận gần đến 1, thì tương quan giữa chúng càng chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp không những cần thiết mà khả thi cao.

0 > R > -1: Tính cần thiết và tính khả thi có tương quan nghịch nghĩa là các biện pháp có tính cần thiết nhưng không khả thi hoặc ngược lại.

Thay số vào công thức trên có:

    1 0,3 0,7 120 36 1 1 5 5 0 4 1 1 0 6 1 2                 R R R R

Từ kết quả R = 0,7 có thể kết luận giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp có tương quan thuận và rất chặt chẽ.

Kết luận chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang đề tài đã nêu ra những căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên. Qua đó luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang. Trong mỗi biện pháp đều nêu ra mục tiêu, nội dung, cách tiến hành và điều kiện thực hiện giải pháp. Phần cuối của chương là kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thông qua việc thống kê kết quả các phiếu lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường. Kết quả thống kê cho thấy sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà luận văn nêu ra, sự mong muốn có sự cải tiến trong công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, vị thế của nhà trường, đáp ứng đòi hỏi của xã hội trong thời kỳ đổi mới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra là một khâu quan trọng và cần thiết trong quá trình đào tạo sinh viên đang học tập trong trường đại học. Thông qua việc đánh giá, các nhà quản lý giáo dục, thầy cô biết được họ đang làm tốt cái gì và cái gì cần thay đổi để có thể đào tạo sinh viên tốt hơn, đáp ứng theo chuẩn đầu ra mà Nhà trường đã cam kết với xã hội. Đồng thời qua đó, sinh viên cũng biết được họ tiếp thu được những cái gì và những cái gì chưa tiếp thu được.

Quản lý công tác đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên quyết định chất lượng hoạt động đánh giá, đảm bảo hoạt động đánh giá KQHT được thực hiện một cách chính xác, đảm bảo khách quan, công bằng và là động lực thúc đẩy người học chủ động, tích cực sáng tạo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Việc đổi mới đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên có vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới nền giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đã được khẳng định như một chiến lược, một chính sách quốc gia về giáo dục đó là chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.

Luận văn tổng kết một số cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá nói chung, về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang nói riêng. Qua đó đề tài có cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang.

Từ nghiên cứu, làm rõ lý luận, đánh giá chính xác thực trạng, luận văn đã đề xuất đề tài đã nêu ra 5 biện pháp cơ bản góp phần vào việc giải quyết tình hình nói trên. Qua khảo nghiệm đã cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động

ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang đều có mức độ cần thiết và mức độ khả thi.

2. Khuyến nghị

Để hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên cũng như quản lý hoạt động này được triển khai hiệu quả, xin có một số khuyến nghị sau:

* Đối với trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

Có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo để đội ngũ CBQL và giảng viên đang giảng dạy, quản lý, nhằm nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ĐGKQHT của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Khuyến khích giảng viên sử dụng có hiệu quả các phương pháp, hình thức ĐGKQHT của sinh viên nhằm tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho sinh viên trong học tập và đạt chuẩn đầu ra.

Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, đơn vị tham gia hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên.

Định kỳ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên (theo từng học kỳ, từng năm học) từ đó đề ra các biện pháp quản lý phù hợp trong thời gian tiếp theo.

Nhà trường cần tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để đảm bảo cho việc quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên của trường luôn được thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.

Chỉ đạo các phòng chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên. Có các chính sách, chế độ khuyến khích thỏa đáng và các hình thức kỷ luật nghiêm túc đối với cán bộ thực hiện việc quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên.

Nhà trường nên mở rộng và định kỳ hằng năm khảo sát/trao đổi và thảo luận với các doanh nghiệp nhằm xác định nhu cầu đào tạo và yêu cầu về các

hình thức đào tạo, đặc biệt là đào tạo theo đơn đặt hàng để đảm bảo Nhà trường kịp thời cung cấp được theo yêu cầu của khách hàng.

Nhà trường cần tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát các nhà tuyển dụng, cựu người học về CTĐT để đánh giá mức độ CTĐT đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.Nhà trường cần đánh giá lại ý nghĩa và tác động của việc xây dựng chuẩn đầu ra của CTĐT. Tổ chức các hội thảo mời các chuyên gia về lĩnh vực xây dựng CTĐT theo định hướng chuẩn đầu ra.

* Đối với cán bộ Phòng khảo thí & ĐBCL và từng giảng viên

Cán bộ Phòng khảo thí & ĐBCL và CBQL, giảng viên đang làm nhiệm vụ quản lý, giảng dạy tại trường cần làm tốt chức năng quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức trách, nhiệm vụ nói chung ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên nói riêng một cách nghiêm túc.

Mỗi cán bộ, giảng viên và nhân viên nhà trường có ý thức phấn đấu học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ; thường xuyên cải tiến, điều chỉnh để có thể chủ động, sáng tạo trong công việc của mình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), “Các biện pháp đánh giá khách quan kết quả học tập ở các trường đại học sư phạm”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu về công tác kiểm định chất lượng trường đại học, Hà Nội.

3. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (2004), QĐ 38/ QĐ-BGD&ĐT, Về kiểm định chất lượng trường đại học.

4. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (2014), QĐ số 17/VBHN-BGDĐT, về “Ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín”. 5. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên) (2008), Chất lượng giáo dục - Những vấn

đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Lý luận quản lý nhà trường, tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Chính (2004), Đo lường đánh giá trong giáo dục, tập bài giảng lưu hành nội bộ, khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Chính (2008), Đo lường đánh giá trong giáo dục, tập bài giảng lưu hành nội bộ - khoa Sư phạm, hà nội

9. Nguyễn Đức Chính và Nguyễn Phương Nga (2007), Kiểm định và công nhận trong giáo dục, Đại học quốc gia, Hà Nội.

10. Đào tạo và Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (2005), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Vũ Văn Dụ (2008), Các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, Kỷ yếu hội thảo Kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo đại học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

12. Hà Thị Đức (1986), Cơ sở lý luận và hệ thống biện pháp đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh sư phạm, Luận án phó Tiến sĩ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

13. Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

14. Freeman (1994), Đảm bảo chất lượng trong giáo dục và đào tạo.

15. Giáo dục ĐH - Một số thành tố của chất lượng - Trung tâm Đảm bảo chất lượng.

16. Đặng Xuân Hải (2001), “ISO 9000 với việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (1), tr.24-28.

17. Vũ Ngọc Hải (chủ biên), Nguyễn Minh Đường, Đặng Bá Lãm, Phạm Đỗ Nhật Tiến (2013), Quản lý Nhà nước Hệ thống Giáo dục Việt Nam trong đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập Quốc tế, Nxb Giáo dục VN.

18. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục, Chương trình giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội (thêm)

19. Nguyễn Công Khanh (2014), Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục theo tiếp cận năng lực, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

20. Nguyễn Công Khanh (2014), Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục, NXB ĐHSP, Hà Nội.

21. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Võ Ngọc Lan và Nguyễn Phụng Hoàng (1997), Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB Giaó dục.(thêm)

23. Trần Thị Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lượng giáo dục nội dung - phương pháp - kỹ thuật, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

24. Nguyễn Đức Minh (2012), “Đánh giá và vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (77), tr.18-21.

25. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

26. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2008 của BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam

27. Nghị quyết số 86-NQ/DDUQSTWW ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Đảng ủy quân sự Trung ương.

28. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2006), “Các tiêu chuẩn đánh giá học tập và thực trạng đánh giá kết quả học tập hiện nay của trường ĐHSPHN”, Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá đối với giáo dục phổ thông, CĐ và ĐHSP, Trường ĐHSPHN.

29. Nghiêm Xuân Nùng (1996), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

30. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

31. Lê Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2009), Bài giảng Khoa học quản lý giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục.

32. Lâm Quang Thiệp (2003), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội

33. Warren Piper.D (1993), Quản lý chất lượng trong các trường học.

Tài liệu tiếng Anh

34. D.S. Frith và H.G. Macintosh (1998), A Teacher's Guide to Assessment,

Stantley Thornes Ltd.

35. Norman E. Gronlund (1969), Measurment Evaluation in teaching University of Illinnoi, The Macmillan Company, London.

36. Norman E. Gronlund (1995), Measurement and Evaluation in Teaching. 37. QAA (2004), University of Oxford Institutional Audit, Match 2004,

http://www.qaa.ac.uk/reviews/report/institutional.asp 166. Ray sumner (1991), the role of Assessment in Schools, Taylor & Francis eLibrary, 2003. 38. Taylor F.M, The principles of Scientific Management, Scan by

EricEldred,http://melbecon.unimelb.edu.au/het/taylor/sciman.htm. .

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT (Phiếu dành cho CBQL và giảng viên)

Để đánh giá đúng thực trạng của hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang và có cơ sở để đưa ra các biện pháp khả thi, chúng tôi xin thầy (cô) vui lòng cho ý kiến qua việc đánh dấu X các phương án đưa ra mà thầy (cô) cho là đúng. Xin chân thành cảm ơn!

Câu 1. Theo quý thầy (cô) hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang hiện nay có tầm quan trọng như thế nào?

 Rất quan trọng  Ít quan trọng

 Quan trọng  Không quan trọng

Câu 2. Xin quý thầy (cô) cho biết việc sử dụng các phương pháp trong đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của SV trường ĐH Nông- Lâm Bắc Giang hiện nay?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học nông lâm bắc giang​ (Trang 95 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)