Giới thiệu về quận Tây Hồ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 56 - 57)

Quận Tây Hồ là một quận nằm ở phía bắc nội thành Thủ đơ Hà Nội; phía đơng giáp quận Long Biên; phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm và quận cầu Giấy; phía nam giáp quận Ba Đình; phía bắc giáp huyện Đơng Anh. Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam.

Quận được thành lập từ các phần tách ra của quận Ba Đình và huyện Từ Liêm theo Nghị định số 69/CP ngày 28/10/1995 cũa Chính phủ Việt Nam. Diện tích 24,0 km2, gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng. Được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch - văn hóa, vùng có cảnh quan thiên nhiên của Hà Nội.

Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong địa giới quận, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội, phía bắc và phía đơng là sông Hồng chảy từ bắc xuống nam. Khu vực xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời và nhiều nghề thủ công truyền thống. Với các cơng trình di tích lịch sử có giá trị, tập trung xung quanh Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một trong những danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô.

Sau 25 năm xây dựng và phát triển, quận Tây Hồ đà ngày một lớn mạnh. Kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao, giá trị sản xuất tăng binh quân 14,8%, trong đó: Kinh tế Nhà nước tăng 13,4%/năm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,7%/năm; kinh tế ngoài quốc doanh tăng 16,9%/năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ năm đề ra.

Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế phát triển theo đúng định hướng: Dịch vụ-du lịch - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành: Dịch vụ - du lịch 64,8%, công nghiệp 34,2%, nông nghiệp 1%.

Theo định hướng phát triên cùa Thù đô Hà Nội đên năm 2030, quận Tây Hô thuộc khu vực phát triến của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của Thủ đơ Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học, cơng nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của quận nói riêng và của Thú đơ Hà Nội nói chung.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)