2 .Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
2.1.2 .Tình hình kinh tế xã hội
2.3. Về thực hiện công tác đánh giá công chức trong các cơ quan
2.3.8.2. Quan điểm của người được đánh giá
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, ngoài việc tiến hành phỏng vấn sâu với người làm công tác đánh giá, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu với một số công chức hoạt động trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Qua đó tác giả rút ra một số nhận xét về suy nghĩ của người được đánh giá như sau:
Thực chất người được đánh giá phần lớn đều hiểu vai trò của hoạt động đánh giá công chức. Tuy nhiên việc hiểu biết là một chuyện nhưng thực tế đánh giá trong cơ quan là một chuyện khác. Người được đánh giá đa số đều cảm thấy hoạt động đánh giá công chức hằng năm của đơn vị mình đều mang tính qua loa, đại khái và sơ sài. Các cuộc họp đánh giá do các phòng ban chuyên môn tổ chức diễn ra rất nhanh và nhẹ nhàng với tinh thần “dĩ hòa vi quý” là chủ yếu. Thực tế hầu hết công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nói riêng và công chức trong các cơ quan chuyên môn nói chung đều cảm thấy việc đánh giá đúng thực chất sẽ ảnh hưởng đến người khác, gây khó khăn cho mối quan hệ sau này trong công việc. Tâm lý “ngại đụng chạm” như vậy là phổ biến trong đội ngũ công chức cấp huyện.
các thành viên chịu ảnh hưởng rất lớn của định hướng của lãnh đạo của họ. Lâu dần sẽ tạo nên thói quen coi việc đánh giá cũng chỉ mang tính chất đối phó mà không còn mang tính thực chất. Tâm lý “cả nể” hay “cả nhà cùng vui” cũng rất phổ biến trong đội ngũ công chức hiện nay. Những công chức có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo thường được đánh giá khá tốt. Điều này là mầm móng cho việc “bè phái” và “lợi ích nhóm” trong công tác quản lý hành chính nhà nước. Tình trạng này không chỉ xuất hiện trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện mà còn xuất hiện trong nhiều đơn vị khác trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.