Về phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)

2 .Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

2.1.2 .Tình hình kinh tế xã hội

2.3. Về thực hiện công tác đánh giá công chức trong các cơ quan

2.3.6. Về phương pháp đánh giá

Trên cơ sở nghiên cứu về phương pháp đánh giá ở phần cơ sở lý luận và khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy công tác đánh giá công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp quyền sử dụng các phương pháp đánh giá sau đây:

mẫu gửi đến từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Dựa trên những biểu mẫu đánh giá có sẵn, từng công chức sẽ thực hiện tự đánh giá và đưa ra kết quả xếp loại của mình theo các mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả này sẽ là cơ sở để Thủ trưởng cơ quan chuyên môn đánh giá tính tự giác và ý thức phê bình, tự phê bình của mỗi công chức.

Phương pháp 360 độ: như đã phân tích ở phần cơ sở lý luận, phương pháp

360 độ là phương pháp đánh giá một cách toàn diện công chức. Ở đây, UBND cấp huyện đã thực hiện đánh giá toàn diện công chức về mặt nội dung cũng như hình thức đánh giá. Về nội dung, đánh giá được thể hiện trên tất cả các mặt: từ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật,… Về hình thức, việc đánh giá công chức được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau thay vì một chủ thể riêng biệt nào đó, có sự tham gia đánh giá của: cá nhân công chức, thủ trưởng đơn vị, đồng nghiệp trong đơn vị. Với phương pháp này kết quả đánh giá công chức đã phần nào phản ánh đúng thực chất về công chức hơn so với những phương pháp đánh giá truyền thống như bình bầu, bỏ phiếu,…

Phương pháp đối chiếu: phương pháp này được thực hiện bởi Trưởng phòng

và các Phó phòng của từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Họ sẽ đối chiếu phần tự nhận xét của bản thân công chức và ý kiến đóng góp của tập thể so với những tiêu chuẩn xác định kết quả xếp loại mà Phòng Nội vụ cấp huyện đưa ra trong các văn bản pháp lý để đưa ra kết quả xếp loại đối với từng công chức.

Ngoài ra, tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện còn sử dụng phương pháp bỏ phiếu. Đây là phương pháp được sử dụng để bỏ phiếu kết quả xếp loại đánh giá đối với từng công chức. Tức là sau khi nghe công chức trình bày bản kiểm điểm và ý kiến đóng góp của tập thể công chức như của Thủ trưởng đơn vị thì tập thể công chức sẽ được phát phiếu chấm điểm kết quả xếp loại đối với từng công chức. Phương pháp này giống như phương pháp như phương pháp bình bầu, có nghĩa là công chức nào được số đông tập thể bỏ phiếu với kết quả tốt thì sẽ có kết quả xếp loại tốt và ngược lại. Tuy nhiên, do tâm lý cào bằng, chủ nghĩa bình quân, “xấu đều hơn tốt lõi” vẫn còn tồn tại nên việc bỏ phiếu kết quả xếp loại vẫn chưa ra đưa ra kết quả chính xác nhất về công chức.

Có thể nói rằng kết quả đánh giá, xếp loại công chức là sự tổng hợp của việc vận dụng các phương pháp đánh giá, các phương pháp đánh giá được thực hiện khách quan, khoa học là yếu tố góp phần tạo ra kết quả chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)