Hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 66)

2 .Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

2.1.2 .Tình hình kinh tế xã hội

3.2. Giải pháp nâng cao công tác đánh giá công chức

3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá công

Là một trong những yếu tố cấu thành của nền hành chính nhà nước, thể chế có vai trò quan trọng, là nên tảng, kim chỉ nam định hướng hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. Vì thế, các để công tác đánh giá công chức mang lại hiệu quả thiết thực cần chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Trên thực tế, các văn quan bản quy định về đánh giá công chức được ban hành gần đây nhất đã có những bước tiến trong việc đưa ra những tiêu chí để xác định kết quả xếp loại đánh giá của công chức. Tuy nhiên, so với cơ sở lý luận về đánh giá công chức, thì nhiều khía cạnh liên quan đến đánh giá công chức chưa được thể hiện đầy đủ trong các văn bản pháp lý. Vì vậy, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung những khía cạnh liên quan đến đánh giá công chức trong các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý công chức nói chung và công tác đánh giá công chức nói riêng.

Ngoài những nội dung quy định về đánh giá công chức được triển khai trên thực tế hiện nay, công tác đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cần phải thực hiện những công việc như sau:

- Rà soát lại toàn bộ những nội dung liên quan đến đánh giá công chức, tiến hành sắp xếp, sàng lọc, loại bỏ những nội dung không phù hợp với thực tiễn đơn vị mình.

- Dựa trên hệ thống thể chế hiện hành và qua thực tiễn công tác đánh giá tại đơn vị mình trong những năm qua. UBND cấp huyện cần xây dựng một hệ thống thể chế riêng phù hợp với đơn vị mình. Việc xây dựng hệ thống thể chế riêng tại UBND cấp huyện phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, khoa học và tính hiệu quả, tính khả thi, hiệu quả.

- Đồng thời hệ thống thể chế cần đảm bảo tính trách nhiệm của các bộ phận có liên quan và toàn thể công chức trong công tác đánh giá. Vì chỉ khi đề cao chắc tính trách nhiệm thì công tác đánh giá sẽ được thực hiện một cách tự giác và có ý thức.

- Tiếp theo cần công khai tất cả những nội dung liên quan đến công tác đánh giá như: mục đích, yêu cầu đánh giá; nguyên tắc đánh giá; tiêu chí đánh giá; quyền phương pháp đánh giá; quy trình đánh giá; trách nhiệm đánh giá; …. cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện thể chế, nếu có những vấn đề chưa rõ thì từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cần có cơ chế phản hồi để công tác đánh giá được thực hiện một cách tốt nhất.

- Tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện quy định về sát hạch công chức, gắn kết quả sát hạch công chức và kết quả đánh giá công chức hàng năm.

Để làm được điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý và ý kiến đóng góp của toàn thể công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; phụ thuộc vào cái “tâm”, “tài” và ý thức của từng công chức.

Có thể thấy rằng, việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phù hợp là một trong những yếu tố căn bản, quyết định đến kết quả đánh giá của đơn vị. Do đó, UBND cấp huyện cần có những đột phá mới trong việc hoàn thiện các quy định, quy chế, căn cứ pháp lý về đánh giá công chức theo kết quả làm việc, phù hợp với thực tiễn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 66)