Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 62)

2 .Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

2.1.2 .Tình hình kinh tế xã hội

3.1. Định hướng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công

công chức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, từng cấp chính quyền địa phương nói riêng đã trở thành vấn đề tất yếu của sự nghiệp hành chính nhà nước ở Việt Nam. Tầm quan trọng của xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng; đặc biệt Nghị quyết Trung ương lần thứ 3, khóa VIII về chiến lược cán bộ đã tạo nền tảng cho Đảng và Nhà nước đề ra các chính sách phát triển nguồn nhân lực HCNN.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt, tận tụy phục vụ nhân dân, có tính chuyên nghiệp cao” là một giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách hành chính. Vấn đề xây dựng và phát triển của cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước trở thành đòi hỏi quá quan trọng để quản lý đất nước trong xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới.

Cùng với những định hướng của Đảng và tổng kết 10 năm cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010, Chính phủ đã ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020. Đây là một chương trình tiếp nối các chương trình đã có từ trước năm 2010. Chương trình đã xác định đủ 5 nhóm mục tiêu, trong đó mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cũng được ghi nhận; đó là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”. Đồng thời chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 cũng nhấn mạnh: “Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công”.

Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020, 16 đề án đã được Chính phủ quyết định thực hiện. Tất cả các đề án đều tập trung chủ yếu vào các nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Hai trong 16 đề án gắn liền với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là: “Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2020” và “Chiến lược xây dựng, phát triển đội ngũ công chức giai đoạn 2011 – 2020”.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết nhất hiện nay là: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn

thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân”.

Những quan điểm trên là một thể thống nhất cần được nhận thức sâu sắc và thực hiện đồng bộ trong từng khâu của công tác cán bộ trong quá trình thực hiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 62)