2 .Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
2.1.2 .Tình hình kinh tế xã hội
3.2. Giải pháp nâng cao công tác đánh giá công chức
3.2.5. Giải pháp về sử dụng kết quả đánh giá công chức
Kết quả đánh giá là sự tổng hợp những nhận xét, đánh giá về cá nhân công chức trong quá trình làm việc tại cơ quan, đơn vị. Kết quả đánh giá công chức chỉ có tác dụng khi việc sử dụng vào những mục đích nhất định và tác động tích cực đến hoạt động chức nghiệp của công chức; nếu kết quả đánh giá không được sử dụng coi như việc đánh giá không có ý nghĩa, không tác động tích cực tới công chức. Do vậy, tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cần sử dụng kết quả đánh giá một cách tốt nhất để phát huy tính tích cực của công chức trong quá trình làm việc. Kết quả đánh giá công chức cần được sử dụng vào những mục đích sau:
Thứ nhất, kết quả đánh giá cần được sử dụng để đào tạo, bồi dưỡng. Đối với
công chức yếu kém, thông qua kết quả đánh giá thấy được công chức thiếu những kiến thức, kỹ năng, cũng như đạo đức gì,... để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng. Từ đó giúp công chức hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu công việc cho cơ quan, đơn vị. Còn đối với công chức giỏi cần đưa ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ở bậc cao hơn, giúp họ phát huy hết khả năng của mình và đóng góp nhiều hơn cho cơ quan, đơn vị.
Thứ hai, kết quả đánh giá cần được sử dụng để khen thưởng, kỷ luật. Kết quả
đánh giá tốt cần tuyên dương, khen thưởng để kịp thời động viên công chức làm việc tích cực hơn, với các hình thức như: khen thưởng trước tập thể, tặng hoa, quà, bố trí sắp xếp công việc ở vị trí cao hơn,... Còn kết quả đánh giá không tốt cần có biện pháp xử lý kịp thời, khéo léo để tránh ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm của công chức.
Thứ ba, kết quả đánh giá cần được sử dụng để sắp xếp, bố trí công việc phù
hợp với công chức. Thông qua kết quả đánh giá, nhận thấy công chức đang có năng lực, phẩm chất, thái độ như thế nào, cũng như kết quả của vị trí công chức, nhiệm vụ được giao để từ đó điều động, luân chuyển công chức tới một vị trí công việc khác phù hợp với khả năng của họ.
Thứ tư, kết quả đánh giá cần được sử dụng để phục vụ cho việc so sánh Hàng
năm, vào cuối năm thì UBND cấp huyện sẽ thực hiện đánh giá và có kết quả đánh giá của mỗi năm. Kết quả đánh giá của năm trước cần được so sánh với kết quả đánh giá năm sau của từng công chức để từ đó có những nhận định về khả năng nổ
lực, phấn đấu của công chức có đúng với những chính sách mà cơ quan, đơn vị đã đưa ra hay không và từ đó có hướng điều chỉnh tốt hơn.
Như vậy, việc sử dụng kết quả đánh giá công chức có tác động theo hai chiều hướng. Một là, giúp công chức nỗ lực, phấn đấu hơn nữa vì những kết quả đã được của họ được sử dụng, đáp ứng mong đợi của họ. Hai là, làm cho công chức chán nản, thất vọng, không có động lực làm việc vì kết quả đánh giá của họ sử dụng không chính xác, sai mục đích. Vì thế, tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cần sử dụng kết quả đánh giá một cách hiệu quả để tạo động lực làm việc hơn nữa cho công chức, góp phần vào sự phát triển của tổ chức nói chung và bản thân công chức nói riêng.