Thực trạng đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 43)

2 .Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

2.1.2 .Tình hình kinh tế xã hội

2.2. Thực trạng đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn cấp

Trong 5 Thành phố trực thuộc Trung Ương, Hồ Chí Minh là Thành phố lớn nhất. Với diện tích 2.061 km2, dân số tính đến 01/04/2019 là 8,99 triệu người [41]. Về mặt hành chính, thành phố chia làm 24 quận huyện, trong đó có 19 quận và 5 huyện.

Thực hiện Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh đã sắp xếp và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo đúng quy định: có 12 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2.2. Thực trạng đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn cấp huyện thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh huyện thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Số lượng công chức

Theo đó, năm 2019, UBND Thành phố Hồ Chí Minh được giao 8.833 công chức, hiện có mặt là 8.602 công chức. Nhiều năm liền, thành phố không được tăng biên chế so với yêu cầu nhiệm vụ và tốc độ tăng dân số gây khó khăn khi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Với quy mô dân số gần 9 triệu dân, đòi hỏi phải có bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị và quản lý nhà nước theo yêu cầu. Hiện nay, khối lượng công việc đối với công chức hành chính đang bị quá tải, nếu tính cả khách vãng lai thì 1 công chức phục vụ khoảng 1.117 người dân trên địa bàn thành phố.

Trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế, phần lớn cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhiều trường hợp không nằm trong đối tượng quy định dẫn đến tỷ lệ tinh giản biên chế còn thấp...

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong đề xuất Bộ Nội vụ xem xét, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao biên chế công chức phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế. Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh cũng kiến nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện sắp xếp các cơ quan chuyên môn. Đồng thời, Chính phủ sớm thông qua Đề án thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND cấp huyện và Đề án thí điểm tổ chức lại Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc UBND cấp huyện.

Bảng 2.1. Số lượng biên chế và số lượng công chức có mặt trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện năm 2019

(Nguồn: Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, 2019)

2.2.2. Giới tính

Bảng 2.2. Cơ cấu giới tính công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

Tổng số Trong đó

Nam Tỷ lệ Nữ Tỷ lệ

8.602 5.010 58,24% 3.592 41,76%

(Nguồn: Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, 2019)

Qua thống kê số liệu bảng 2.2. và biểu đồ 2.1. cho thấy số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chủ yếu là nam chiếm tỷ lệ 58,24%. Tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ lên đến 16,48% thể hiện sự thiếu cân đối trong tỷ lệ nam và nữ. Qua đó, cần có những chính sách thu hút và đãi ngộ nữ vào làm trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nhằm đảm bảo sự hài trong tỷ lệ giới tính, qua đó thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng giới trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Năm Số biên chế công chức được giao Số công chức có mặt

2.2.3. Độ tuổi

Bảng 2.3. Cơ cấu về độ tuổi công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấphuyện Tổng Trong đó Dưới 30 tuổi Tỷ lệ % Từ 31 đến 40 tuổi Tỷ lệ % Từ 41 đến 50 tuổi Tỷ lệ % Từ 51 đến 60 tuổi Tỷ lệ % 8.602 652 7,58% 4.010 46,62% 2.491 28,91% 1.449 16,84%

(Nguồn: Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, 2019)

Qua số liệu ở bảng 2.3 và biểu đồ 2.2 cho thấy tỷ lệ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đang dần được trẻ hóa hướng tới xây dựng được nguồn nhân lực trẻ tiềm năng, được đào tạo chính quy, bài bản. Theo đó độ hai tuổi chiếm tỷ lệ đa số là nhóm từ 31 đến 40 tuổi và nhóm từ 41 đến 50 tuổi, đây là độ tuổi lý tưởng; có đủ năng lực về sức khỏe và tinh thần cũng như nhiệt tình cống hiến cho tổ chức, vừa có kinh nghiệm thực tiễn và đang trong quá trình nỗ lực cao trong sự nghiệp. Nếu được nhìn nhận đúng và có chính sách khuyến khích động viên tích cực thì họ sẽ nỗ lực cống hiến hết mình trong quá trình công tác, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, góp xây dựng nền hành chính hiệu lực và hiệu quả. Tuy nhiên theo tỷ lệ như trên cho thấy đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đang có xu hướng già hóa dần theo từng giai đoạn phát triển.

Ngoài ra tỷ lệ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ tương đối thấp chỉ đạt 7,58%. Đây là điều kiện không thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ công chức lãnh đạo trẻ tuổi, quản lý và xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài trẻ, có năng lực vào làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cần được lãnh đạo UBND cấp huyện quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới.

2.2.4. Cơ cấu ngạch

Bảng 2.4. Cơ cấu công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo ngạch công chức

Tổng số Hưởng ngạch CVC &TĐ Tỷ lệ % CV &TĐ Tỷ lệ % CS &TĐ Tỷ lệ % Nhân viên Tỷ lệ % 8.602 48 0,56 7.354 85,49 312 3,63 888 10,32

(Nguồn: Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, 2019)

Qua số liệu nói trên cho thấy không có công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp, tỉ lệ công chức giữ ngạch chuyên viên chính còn chiếm tỷ lệ thấp (0,56%), công chức giữ ngạch chuyên viên chiếm tỷ lệ cao nhất (85,49%). Trên thực tế việc chuyển ngạch và nâng ngạch của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện bị ràng buột bởi một số quy định cụ thể nên phần nào hạn chế sự thăng tiến, chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Hiện nay, UBND cấp huyện đã được Sở Nội vụ thông qua Đề án vị trí việc làm và trong quá trình triển khai cần có kế hoạch cụ thể nhằm xây dựng lộ trình phù hợp cho việc nâng ngạch cho công chức.

2.2.5. Trình độ đội ngũ công chức

Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Tổng số

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Thạc Tỷ lệ % Đại học Tỷ lệ % Cao đẳng Tỷ lệ % Trung cấp Tỷ lệ % 8.602 1.056 12,28 6.994 81,3 312 3,63 240 2,79

(Nguồn: Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, 2019)

Từ số liệu bảng 2.5, cho thấy công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có trình độ đại học đến sau đại học chiếm đa số (trên 80% công chức) và tỷ lệ này ngày càng cao. Trong những năm gần đây, trình độ chuyên môn,

dần được chuẩn hóa đáp ứng 100% tiêu chuẩn về bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ. Cùng với nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, UBND cấp huyện đã và đang có cải thiện chất lượng nguồn nhân lực hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách hành chính của cấp huyện.

2.2.6. Nhận xét chung 2.2.6.1. Mặt mạnh

Đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nhìn chung có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần đoàn kết, nhiệt tình công tác, trình độ không ngừng được nâng cao qua từng thời kỳ để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng phức tạp.

Cơ cấu công chức theo độ tuổi tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện bố trí khoa học, hợp lý: công chức ở độ tuổi dưới 40 chiếm tỷ lệ khá cao 46,62 %. Đây là thời điểm lợi thế giúp cấp huyện thúc đẩy nhanh quá trình phát triển, bởi lẽ công chức trẻ - là những người thừa hưởng được kinh nghiệm của thế hệ đi trước, đồng thời họ là những người năng động, nhiệt huyết, nhiệt tình tiếp thu nhanh chóng những kiến thức mới, đón đầu công nghệ giúp đẩy nhanh tiến độ và có nhiều ý tưởng sáng tạo trong công việc. Hơn nữa, số lượng công chức ở độ tuổi từ 41 trở lên vẫn chiếm tỷ lệ hợp lý 28,91%, đây là yếu tố đảm bảo cho công tác đào tạo, truyền lửa cho các công chức kế cận được duy trì ổn định.

Với 81,3 % trình độ chuyên môn là đại học và nằm trong độ tuổi dưới 40 là yếu tố đảm bảo cho công việc được thực hiện tốt, đáp ứng những đòi hỏi mới của công cuộc cải cách hành chính trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại - hóa hiện nay.

Trình độ tin học, ngoại ngữ đạt chuẩn, đa phần công chức đã có các chứng chỉ đạt tiêu chuẩn đưa ra đối với một công chức làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước.

Có những có được những kết quả như vậy là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo UBND cấp huyện với nhiều chủ trương, chính sách sâu sát tình hình thực tế đã tạo được sự chuyển biến khá đồng bộ và vững chắc góp phần phát huy năng lực của đội ngũ công chức. Bên cạnh đó cần nhờ sự cố gắng, chủ động phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, đơn vị và của từng công chức góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Ngoài ra, Đó còn là kết quả của hoạt động thu hút nguồn nhân lực vào làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

2.2.6.2. Mặt tồn tại

Bên cạnh những thế mạnh đạt được, đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện còn tồn tại một số nội dung như sau:

Số lượng công chức có trình độ chuyên môn cao vẫn còn khá thấp, cụ thể là không có ai đạt học vị tiến sĩ và số lượng công chức đạt trình độ thạc sĩ chỉ đạt

tương lai. Bởi lẽ, thiếu lực lượng điều hành, lãnh đạo có năng lực để điều hành cơ quan, đơn vị khi gặp những khó khăn, diễn biến phức tạp. Do đó, cần tạo điều kiện cho lực lượng công chức trẻ trình độ đại học có cơ hội được học tập, phát triển lên cao; đồng thời có chính sách thu hút những người có trình độ chuyên môn như tiến sĩ, thạc sĩ về làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Trình độ tin học và ngoại ngữ của công chức đã được đáp ứng những tiêu chuẩn đưa ra. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng công chức thành thạo, thuần thục về chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn ít do quá trình đào tạo chưa phản ánh đúng thực tế những bằng cấp mà công chức có. Hơn nữa, số lượng công chức chưa có bằng cấp tin học, ngoại ngữ còn cao, nhất là tin học, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình làm việc tại cơ quan, đơn vị. Chính vì vậy, cần thường xuyên tổ chức các lớp học đào tạo cho đội ngũ công chức chưa có bằng cấp giúp họ thực hiện công việc một cách tốt nhất.

Trình độ lý luận chính trị của công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đã qua đào tạo về cơ bản có tăng qua các năm. Tuy nhiên nếu xét về tỷ lệ giữa công chức đã qua đào tạo từ trung cấp trở lên so với công chức mới qua đào tạo sơ cấp và chưa qua đào tạo ta có thể thấy còn chênh lệch khá lớn. Đây là một trong những hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các cơ quan chuyên môn nói riêng và UBND cấp huyện nói chung.

Trình độ quản lý nhà nước của công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chấp hành và điều hành hoạt động hành chính nhà nước tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Những mặt tồn tại của đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trên đây xuất phát từ những yếu tố như: cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực chưa được quan tâm sâu sát; lực lượng công chức lớn tuổi làm việc lâu năm khả năng tiếp cận và học tập thêm là khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)