2 .Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
2.1.2 .Tình hình kinh tế xã hội
3.2. Giải pháp nâng cao công tác đánh giá công chức
3.2.3.1. Tuân thủ các nguyên tắc đánh giá công chức
Như trình bày ở phần cơ sở lý luận nguyên tắc đánh giá chính là cơ sở để thực hiện hoạt động đánh giá hiệu quả và chính xác. Nguyên tắc đánh giá công chức bao gồm:
- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng; - Nnguyên tắc tập trung, dân chủ;
- Nguyên tắc khách quan, toàn diện, tính lịch sử và phát triển;
- Nguyên tắc đánh giá dựa vào chức trách, nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Hiện nay, công tác đánh giá công chức tại UBND cấp huyện về cơ bản đã tuân thủ một số nguyên tắc nêu trên. Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện thì các nguyên tắc này vẫn chưa được sử dụng một cách toàn diện, dẫn tới kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng về công chức. Từ thực tiễn thực hiện các nguyên tắc đánh giá công chức tại UBND cấp huyện, cần hoàn thiện công tác đánh giá công chức như sau:
Thứ nhất, đối với nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
Đầu tiên, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cần thực hiện nghiêm túc, đúng những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đánh giá công chức. Một mặt nhằm đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, mặt khác tạo cơ chế đánh giá đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước.
Tiếp theo, cần nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các công chức là đảng viên trong công tác đánh giá công chức, họ phải là những người luôn đi đầu, gương mẫu trong việc nhận xét, đánh giá đối với bản thân mình và công chức khác; họ cũng phải là người đi đầu trong công tác đổi mới, hoàn thiện những văn bản liên quan đến đánh giá công chức. Chỉ khi những đảng viên trong các cơ quan chuyên môn
Thứ hai, đối với quy tắc tập trung, dân chủ
Trong nguyên tắc này, tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đã triển khai rất tốt, tuy nhiên cần phải mở rộng hơn việc thực hiện dân chủ trong đánh giá, tức là cần thu thập thông tin về người bị đánh giá từ nhiều đối tượng khác nhau như: nhân dân, các cơ quan, đơn vị khác thuộc cấp huyện; các cơ quan, đơn vị liên ngành; các cơ chuyên gia đánh giá,… Như vậy kết quả đánh giá về công chức sẽ khách quan, dân chủ và sát thực hơn. Bên cạnh việc mở rộng dân chủ trong công tác đánh giá thì UBND cấp huyện cần chú trọng đến vai trò của người đứng đầu, cụ thể ở đây là Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phải là người quyết đoán, biết tổng hợp, nhận diện sự việc và công minh để để khắc phục những hạn chế trong việc mở rộng dân chủ trong đánh giá.
Thứ ba, đối với nguyên tắc khách quan, toàn diện, tính lịch sử và phát triển.
Như đã phân tích ở trên thì điểm cần khắc phục trong việc thực hiện nguyên tắc này trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đó là:
- Cần đánh giá công chức dựa vào những yếu tố khách quan bên ngoài, tránh trường hợp đánh giá dựa vào ý kiến chủ quan của công chức hay một cá nhân nào đó mà cần phải dựa trên nền tảng những yếu tố khách quan, khoa học.
- Cần đánh giá công chức một cách toàn diện hơn nữa, không nên nhìn vào kết quả hiện tại, công việc hiện tại, thái độ hiện tại và bằng cấp của công chức để đánh giá, nhận xét hay dựa vào một số yếu tố nào đó để đưa ra kết luận về công chức mà cần nhìn nhận công chức ở góc độ tổng thể, toàn diện trên tất cả các mặt và tìm hiểu tất cả những yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của công chức để kết quả đánh giá về công chức không gây cản trở khả năng phát triển và động lực làm việc của công chức.
Hơn hết, người làm công tác đánh giá phải có nhận thức rằng:
Ở hiện tại, kết quả làm việc của công chức không tốt, thì cần tìm hiểu nguyên nhân xuất phát từ đâu; và nhìn lại những kết quả làm việc trong quá khứ của công chức là tốt hay không tốt. Điều quan trọng là cần phải cho công chức bị đánh giá thấy được mức độ họ đã nỗ lực, đã cố gắng như thế nào và kết quả hiện tại của họ thế nào để từ đó hướng công chức bị đánh giá tới một bước phát triển cao hơn thì việc thực hiện nguyên tắc này mới đúng ý nghĩa của nó.
Thứ tư, đối với nguyên tắc đánh giá dựa vào chức trách, nhiệm vụ và kết quả
thực hiện nhiệm vụ
UBND cấp huyện cần thực hiện xây dựng bản mô tả công việc cho từng vị trí công việc, kèm theo đó là các yêu cầu để thực hiện công việc, cũng như những quyền lợi và trách nhiệm cho họ. Trên cơ sở đó thực hiện đánh giá công chức dựa vào những công việc mà họ nắm giữ và kết quả mà họ đạt được. Như vậy, với mọi người ở những vị trí công việc, nhiệm vụ khác nhau thì kết quả là khác nhau, không nên đồng nhất các công việc, nhiệm vụ để đánh giá; Chẳng hạn: Công việc của một chuyên viên Văn thư - Lưu trữ không thể so sánh với công việc của một chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường.
tốt cần được đánh giá tốt và ngược lại. Tuy nhiên, có một số trường hợp kết quả đánh giá làm việc không tốt nhưng tiến trình làm việc của họ đã cố gắng, được mọi người hài lòng trong quá trình làm việc và do một số nguyên nhân khách quan nào đó mà kết quả không được như ý muốn thì cần xem xét lại trong khi đánh giá; ngược lại, kết quả làm việc tốt nhưng quá trình đạt kết quả đó họ không hề có sự cố gắng, luôn nhờ cái sự giúp đỡ từ một cá nhân, tổ chức khác và không được mọi người hài lòng thì kết quả đánh giá này không xứng đáng với họ vì thế khi đánh giá cần phải xem xét đến yếu tố này.
Như vậy, việc đánh giá công chức theo những nguyên tắc nhất định là rất cần thiết, nhưng trong quá trình thực hiện các nguyên tắc cần sử dụng linh hoạt, phù hợp với con người, môi trường của từng cơ quan, đơn vị.