Về tuân thủ các yêu cầu và nguyên tắc đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)

2 .Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

2.1.2 .Tình hình kinh tế xã hội

2.3. Về thực hiện công tác đánh giá công chức trong các cơ quan

2.3.2. Về tuân thủ các yêu cầu và nguyên tắc đánh giá

Bảo đảm đúng thẩm quyền: công chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá; riêng công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do người có thẩm quyền bổ nhiệm đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức.

Việc đánh giá, phân loại công chức phải bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức. Việc đánh giá, phân loại được tiến hành trước khi thực hiện bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

Việc đánh giá, phân loại công chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trường hợp công chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.

Công chức, viên chức bị kỷ luật thì không được đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; Công chức bị phê bình bằng văn bản (của Thủ trưởng đơn vị hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì không được đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Với những yêu cầu và nguyên tắc đã đặt ra trong công tác đánh giá công chức, nhìn chung việc đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện về cơ bản đảm bảo thực hiện những nguyên tắc nêu trên. Cụ thể:

Đối với nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng:

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện luôn thực hiện đánh giá theo những định hướng, đường lối mà Đảng và Nhà nước đưa ra thông qua các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về đánh giá được ban hành qua các thời kỳ. Đồng thời, chịu sự chỉ đạo, điều hành thông qua đội ngũ đảng viên là lãnh đạo, quản lý.

Đối với nguyên tắc tập trung dân chủ:

Đối với quy tắc này các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thực hiện rất tốt. Điều này được thể hiện ở sự vận dụng kết hợp hài hòa giữa tập trung và dân chủ trong đánh giá. Dân chủ nhằm mở rộng, tạo điều kiện để ai cũng được tham gia vào công tác đánh giá và ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp

Thông qua đó thu thập được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về công chức và là nguồn thông tin tham khảo để đưa ra kết quả xếp loại đánh giá cuối cùng. Tuy nhiên, để đi đến sự thống nhất thì trong từng cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp huyện, thủ trưởng, lãnh đạo sẽ là người quyết định và đưa ra kết quả xếp loại đánh giá cuối cùng đối với công chức. Như vậy, việc vận dụng nguyên tắc này tại UBND cấp huyện về cơ bản thực hiện rất tốt, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc mở rộng hình thức dân chủ trong đánh giá.

Thực hiện nguyên tắc khách quan, công bằng, toàn diện, lịch sử và phát triển:

- Trong đánh giá, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện không dựa vào những kết quả tự đánh giá, nhận xét của bản thân công chức hay của lãnh đạo và tập thể công chức và việc xếp loại kết quả đánh giá được tổng hợp từ những ý kiến khách quan ngoài bản thân một chủ thể nào đó. Điều này, góp phần tạo ra sự khách quan, công bằng trong đánh giá.

- Nội dung đánh giá công chức được thực hiện khá toàn diện trên tất cả các mặt như: tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ chuyên môn và kết quả làm việc,…

- Thực hiện nguyên tắc lịch sử, phát triển, tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện luôn chú trọng tới quá trình làm việc và sự nỗ lực của công chức từ đó đưa ra những nhận xét tích cực về ưu điểm cũng như hạn chế của công chức giúp công chức phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém từ đó phát triển hơn trong tiến trình làm việc tại cơ quan, đơn vị.

Thực hiện nguyên tắc đánh giá dựa vào chức trách nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Trong nguyên tắc này, tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đã phân chia các tiêu chí đánh giá riêng cho vị trí công việc là những công chức lãnh đạo, quản lý với công chức không phải là lãnh đạo vào tiêu chí đánh giá chứ đối với công chức là đảng viên với công chức không phải là đảng viên. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, do tính chất quan trọng của vai trò lãnh đạo, điều hành nên yêu cầu về các tiêu chí đánh giá của họ cao hơn, khắt khe hơn. Đối với công chức là đảng viên thì họ là những người tiêu biểu được lựa chọn đứng vào hàng ngũ của Đảng, vì thế bên cạnh việc chịu sự chi phối chung của mọi công chức họ còn bị chi phối bởi điều lệ đảng và những chuẩn mực của một đảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)