Tổ chức bộ máy thực hiện công tác đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 69)

2 .Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

2.1.2 .Tình hình kinh tế xã hội

3.2. Giải pháp nâng cao công tác đánh giá công chức

3.2.2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác đánh giá

Một trong những yếu tố không thể thiếu trong thực hiện đánh giá là đội ngũ nhân sự làm công tác đánh giá. Trên thực tế, công tác đánh giá công chức tại các

vai trò của họ chỉ là người tổng hợp và chuyển kết quả đánh giá tới Phòng Nội vụ cấp huyện. Còn đối với UBND cấp huyện thì có một bộ phận chuyên trách thực hiện công tác đánh giá đó là Phòng Nội vụ và giao cho 01 công chức thực hiện. Công việc của công chức chuyên trách đánh giá là: thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên soạn thảo công văn thực hiện đánh giá và thông báo cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện về: nội dung đánh giá, quy trình đánh giá, thời gian đánh giá, biểu mẫu đánh giá,… Sau đó, tổng hợp kết quả đánh giá và lưu trữ kết quả đánh giá phục vụ cho công tác quản lý công chức sau này. Tuy nhiên, với số lượng và chất lượng công chức thực hiện công tác đánh giá tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện như hiện nay sẽ không phục vụ tốt cho công tác đánh giá của cấp huyện.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của đánh giá đối với công tác quản lý công chức thì UBND cấp huyện cần bổ sung biên chế (số lượng) công chức, cũng như nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ này.

- Về số lượng:

Mỗi đơn vị trong từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cần sắp xếp ít nhất 01 công chức thực hiện đánh giá trong đơn vị mình. Bởi lẽ, chỉ những người làm việc trong cùng một đơn vị họ mới có thể nắm bắt, quan sát và hiểu rõ về công chức và những vấn đề tồn tại trong tổ chức để từ đó có những tham mưu chính xác về công tác đánh giá tại cơ quan, đơn vị. Nếu không có công chức chuyên trách thực hiện thì công tác đánh giá không được chú trọng và thực hiện một cách hệ thống, khoa học dẫn tới kết quả đánh giá không chính xác. Vì vậy, cần có công chức chuyên trách đảm nhiệm công việc đánh giá tại từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Còn đối với Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện - là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý công chức cấp huyện nói chung và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nói riêng, cần được sắp xếp ít nhất 02 công chức thực hiện đánh giá. Điều này, phải xuất phát từ số lượng các đơn vị quản lý và vai trò của đánh giá trong hoạt động quản lý công chức, nếu chỉ có 01 công chức như hiện nay thì không thể thực hiện tốt và không đưa ra kết quả đánh giá chính xác, khách quan. Vì thế, việc sắp xếp thêm số lượng biên chế thực hiện công tác đánh giá là rất cần thiết, phục vụ cho công tác thu thập thông tin, tổng hợp số liệu và đưa ra những sáng kiến mới góp phần vào sự phát triển của cấp huyện trong thời gian tới.

- Về chất lượng:

Cần tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và đánh giá cho công chức thực hiện nhiệm vụ ít nhất 01 tuần/năm; có thể chia thành từng đợt để đào tạo, bồi dưỡng. Thông qua các buổi tập huấn công chức đưa ra ý kiến của bản thân về khoa học, cũng như những khó khăn trong quá trình thực hiện tại đơn vị nhằm nhận sự tư vấn cán bộ tập huấn.

Từ những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng, công chức cần tham mưu, đề xuất những ý kiến đóng góp thiết thực nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác đánh giá công chức tại cơ quan, đơn vị.

cần thiết và điều này phụ thuộc vào nhận thức của lãnh đạo cơ quan, đơn vị về tầm quan trọng của công tác đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)