Đổi mới quy trình đánh giá công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 80)

2 .Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

2.1.2 .Tình hình kinh tế xã hội

3.2. Giải pháp nâng cao công tác đánh giá công chức

3.2.3.5. Đổi mới quy trình đánh giá công chức

Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận của luận văn, tác giả đã trình bày rõ quy trình chuẩn trong đánh giá công chức hiện nay bao gồm 06 bước thực hiện. Sang chương 2 khi nghiên cứu về thực trạng đánh giá công chức tại UBND cấp huyện, quy trình đánh giá cũng được thực hiện theo 06 bước, nhưng chưa có sự chặt chẽ. Vì vậy, cần xây dựng quy trình đánh giá công chức như sau:

Bước 1: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá và chính sách đánh giá.

Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá và chính sách đánh giá là những yếu tố đầu tiên, tiền đề để thực hiện công tác đánh giá. Chính vì vậy, khi thực hiện đánh giá UBND cấp huyện cần đưa ra bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chung cho cấp huyện, cùng với đó là các chính sách đánh giá và thông báo công khai cho các đơn vị thuộc cấp huyện biết thực hiện. Trong chính sách đánh giá cần nêu rõ thời gian đánh giá, chủ thể đánh giá, phương pháp đánh giá và đánh giá nhầm mục đích gì?... Chỉ khi thực hiện được bước này thì công tác đánh giá công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện mới được thực hiện có hiệu quả.

Bước 2: Công chức tự nhận xét, đánh giá.

Dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí và chính sách đánh giá được xây dựng, từng công chức sẽ thực hiện việc đánh giá. Trong bước thực hiện này, công chức không được thực hiện như trước đây, tức là công chức không được đánh giá ngoài nơi làm việc mà cần được thực hiện tự đánh giá công khai tại cơ quan, đơn vị công tác bằng việc lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị và có sự giám sát của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Còn đối với Trưởng phòng các cơ quan đơn vị thuộc cấp huyện được thực hiện trong các cuộc họp, hội nghị có sự góp mặt của Thường trực UBND cấp huyện.

Bước 3: Thu thập thông tin về công chức bị đánh giá.

Để có cơ sở dữ liệu trong việc thực hiện đánh giá khách quan, công bằng, chính xác cần thực hiện thu thập những ý kiến đánh giá của các chủ thể khác về công chức bị đánh giá, đối tượng ở đây có thể là: công chức làm việc trong cùng đơn vị, công chức thế thuộc cấp huyện, nhân dân, chuyên gia.

Việc thu thập thông tin về công chức bị đánh giá, có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: trao đổi, phỏng vấn, điều tra bằng hỏi, nghiên cứu tài liệu, báo cáo của các cơ quan, đơn vị,...và những thông tin thu thập về người bị đánh giá phải có liên quan mật thiết, chặt chẽ với những tiêu chí đánh giá

Bước 4: Tập thể công chức cùng làm việc đóng góp ý kiến

Trong bước thực hiện này, từng phòng ban trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện sẽ tổ chức một cuộc họp riêng lẻ dưới sự có mặt đông đủ của Trưởng phòng, các Phó phòng và toàn thể công chức trong phòng. Trong cuộc họp này, từng công chức sẽ được toàn thể công chức khác nhận xét, đánh giá về quá trình làm việc của họ tại cơ quan, đơn vị trên tinh thần dân chủ, góp ý xây dựng cùng tiến bộ, tránh những định kiến, những tư tưởng cá nhân trong đánh giá. Ý kiến đóng góp được lập thành biên bản và thông qua cuộc họp.

Đối với Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cũng vậy, được thực hiện thông qua cuộc họp có sự góp mặt của Thường trực UBND cấp huyện.

Bước 5: Thủ trưởng trực tiếp nhận xét đánh giá

Căn cứ vào phiếu tự nhận xét, đánh giá của công chức; những thông tin thu thập được về công chức; ý kiến đóng góp của tập thể. Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện sẽ đưa ra những nhận xét đối với từng công chức và tham khảo ý kiến đóng góp của các Phó Phòng để đưa ra kết quả đánh giá xếp loại cuối cùng.

Bước 6: Trao đổi kết quả đánh giá đối với từng công chức

Sau khi đưa ra kết quả đánh giá ban đầu, Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện sẽ tiến hành trao đổi với toàn công chức để xem mức độ hài lòng của họ về kết quả đánh giá; cũng như giúp kinh nghiệm cho các lần đánh giá tiếp theo được tốt hơn.

Bước 7: Trưởng phòng quyết định kết quả xếp loại và thông báo kết quả đánh giá

Sau khi trao đổi kết quả đánh giá đối với từng công chức và các Phó Phòng, Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện sẽ quyết định kết quả xếp loại chính thức ra thông báo công khai cho toàn thể công chức được biết và kết quả này được chuyển tới Phòng Nội vụ cấp huyện, phục vụ cho công tác quản lý công chức của UBND cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 80)