7. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp cho học sin hở các
2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động trả
a. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN cho học sinh THCS
Bảng 2.24. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá HĐTN cho học sinh
TT Nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Rất tốt Tốt Khá tốt Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1 Quan sát hoạt động 31 29,8 10 9,6 13 12,5 50 48,1 4 2 Phiếu tự đánh giá 23 22,1 8 7,7 18 17,3 55 52,9 5 3 Phiếu trắc nghiệm, tự luận 23 22,1 8 7,7 18 17,3 55 52,9 5 4 Bài thu hoạch 51 49,0 12 11,6 18 17,3 23 22,1 2
5 Sản phẩm 23 22,1 8 7,7 18 17,3 55 52,9 5
6 Điểm hoạt động 11 10,6 13 12,5 23 22,1 57 54,8 6
7 Nhận xét 60 57,7 7 6,7 17 16,3 20 19,2 1
8 GVCN và các lực lượng giáo dục 48 46,2 12 11,5 20 19,2 24 23,1 3
Biểu đồ 2.20. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá HĐTN cho học sinh
các nhà trường chưa được quan tâm và thống nhất. Cụ thể ở nội dung: “Điểm hoạt động” với 54,8 % CBQL, GV nhận định thực hiện chưa tốt; Bên cạnh đó nội dung “Nhận xét”, “Viết bài thu hoạch” được đánh giá cao về mức độ thực hiện thường xuyên với lần lượt là 57,7% và 49,0% CBQL, GV nhận định rất tốt. Còn lại các nội dung “Phiếu trắc nghiệm, tự luận”, “Tự đánh giá”, “Sản phẩm” thì chưa được thực hiện thường xuyên.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc khi tổ chức HĐTN trong nhà trường các tổ chức đoàn thể, GV chưa thực sự quan tâm đến kết quả mà HS nhận được sau mỗi hoạt động vì vậy hiệu quả chưa cao.
b. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá HĐHN cho học sinh THCS
Bảng 2.25. Kết quả khảo sát quản lý công tác kiểm tra, đánh giá HĐHN cho học sinh THCS TT Nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Rất tốt Tốt Khá tốt Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1
Quy định các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra, đánh giá HĐHN.
23 22,1 18 17,3 50 48,1 13 12,5 4
2 Đánh giá HĐHN thường xuyên
và theo định kỳ. 53 51,0 23 22,1 18 17,3 10 9,6 3 3 Thông qua đánh giá của GV
tham gia HĐHN 79 76,0 15 14,4 6 5,8 4 3,8 1
4 Phối hợp các phương pháp đánh
giá HĐHN. 69 66,4 21 20,2 10 9,6 4 3,8 2
Biểu đồ 2.21. Kết quả khảo sát quản lý công tác kiểm tra, đánh giá HĐHN cho học sinh THCS
chuẩn, phương pháp kiểm tra, đánh giá HĐHN” tại các trường THCS được ít được thực hiện (12,5% CBQL, GV nhận định). Việc đưa ra quy định những tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra, đánh giá cụ thể HĐHN trong nhà trường, giúp lãnh đạo nhà trường nắm bắt được thực tế hoạt động này và hiệu quả ra sao. Từ đó có thể xem xét, điều chỉnh và hoàn thiện HĐHN cho phù hợp tình hình thực tế và đáp ứng được nguyện vọng tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp của HS, đồng thời giúp các em lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp với sở trường, năng lực bản thân và đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp mà địa phương đang cần. Tuy nhiên, qua quan sát trực tiếp, xem xét hồ sơ, trao đổi với CBQL, GV phụ trách HĐHN tại các trường THCS huyện Tây Giang cho thấy, muốn thống nhất được quy định các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá HĐHN, nhà trường cần xây dựng các tiêu chí đánh giá nhằm đảm bảo tính toàn diện về kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ và hành vi của HS; đảm bảo độ tin cậy cao như tính chính xác, trung thực, khách quan, công bằng, phản ảnh được chất lượng thực của HS; đảm bảo tính khả thi về nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức đánh giá phải phù hợp với điều kiện của HS, phù hợp mục tiêu theo từng bài học; đảm bảo yêu cầu phân hóa như phân loại được chính xác trình độ, năng lực HS; đảm bảo giá trị đúng tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, thực hiện đầy đủ mục tiêu đề ra và đạt hiệu quả cao.
Ở nội dung “Thông qua đánh giá của GV tham gia HĐHN” có 76,0% CBQL, GV nhận định mức rất tốt. Việc thực hiện nội dung này phản ánh sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường. Việc hiểu rõ, tường tận HĐHN tại các trường phổ thông chính nhờ vào lực lượng trực tiếp tham gia hoạt động này. Việc đánh giá của GV tham gia HĐHN là vô cùng xác thực, họ là những người hiểu rất sâu sắc những thuận lợi, khó khăn của hoạt động, yêu cầu thực hiện công việc ra sao, chuẩn bị những gì để tổ chức thành công HĐHN, những dự kiến, thắc mắc của HS về lĩnh vực nghề nghiệp, định hướng tương lai, tư vấn nghề sao cho hiệu quả và thiết thực đối với từng HS là những yêu cầu cấp thiết mà lãnh đạo nhà trường cần lưu ý quan tâm và thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Tuy nhiên, không phải bất kỳ điều mong muốn nào cũng có thể trở thành hiện thực nếu không có sự chỉ đạo kịp thời.
Việc phối hợp tốt các phương pháp đánh giá HĐHN ở các trường cần được quan tâm thường xuyên, cần lưu ý đến việc đổi mới phương pháp đánh giá, biết kế thừa và phát huy hiệu quả các phương pháp đánh giá sao cho đạt hiệu quả tối ưu. So sánh giữa thực tế quan sát được ở các trường về HĐHN và qua ý kiến chuyên gia trên lĩnh vực này cho thấy, phối hợp các phương pháp đánh giá HĐHN rất ít khi thực hiện được vì yếu tố thời gian, con người và những điều kiện, phương tiện phục vụ chưa thật đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu mang tính hoàn thiện và vĩ mô mà Bộ GD&ĐT đề ra. Có thể nói rằng, các trường THCS huyện Tây Giang vẫn chưa có sự phối hợp tốt các phương pháp đánh giá HĐHN so với kết quả điều tra được. Đây chính là nỗi lo của các nhà quản lý trong việc kiểm tra, đánh giá HĐHN vì nhận định qua phiếu điều tra và thực tế
thực hiện tiêu chí này có phần mâu thuẫn do nhiều nguyên nhân khách quan như đã nêu trên, mà chủ yếu là do nhận thức của các lực lượng tham gia HĐHN chưa đồng bộ, cần phải phối hợp tốt các lực lượng mới thực hiện có hiệu quả HĐHN tại các trường THCS trong điều kiện hiện nay.
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam