Thực trạng quản lý mục tiêu HĐTN, HĐHN cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 61 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp cho học sin hở các

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu HĐTN, HĐHN cho học sinh THCS

a. Thực trạng quản lý mục tiêu HĐTN cho học sinh THCS

Mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy là văn bản pháp quy do Bộ GD&ĐT ban hành. Các nhà trường phải thực hiện nghiêm túc, mà người trực tiếp triển khai là GV vì thế lãnh đạo phải có các biện pháp quản lý tốt việc thực hiện mục tiêu giáo dục chung và các hoạt động trong nhà trường để HĐTN với hoạt động chung phải bám sát chương trình sách giáo khoa, khoa học, rõ ràng và thể hiện phù hợp đối với HS. Kết quả thực hiện nội dung này được chúng tôi khảo sát 104 CBQL, GV thuộc 04 trường thu được kết quả tại bảng 2.16.

Bng 2.16. Thc trng qun lý mc tiêu ca HĐTN cho hc sinh THCS huyn Tây Giang

TT Các nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Tốt Khá TB Chưa tốt SL % SL % SL % SL %

1 Quản lý việc xây dựng mục tiêu

phù hợp mục tiêu đào tạo THCS 78 75,0 7 6,7 9 8,7 10 9,6 1 2 Quản lý xây dựng mục tiêu phù

với các đối tượng dạy học 62 59,6 13 12,5 9 8,7 20 19,2 2 3

Quản lý xây dựng mục tiêu đạt mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực hình thành và phát triển HS

48 46,2 12 11,5 20 19,2 24 23,1 3

4 Quản lý phát triển nội dung

chương trình HĐTN 22 21,2 17 16,3 16 15,4 49 47,1 4

Biểu đồ 2.12. Thực trạng quản lý mục tiêu của HĐTN

cho học sinh THCS ở huyện Tây Giang

Kết quả khảo sát bảng 2.16 và biểu đồ 2.12 cho thấy, nội dung được các trường thực hiện có hiệu quả nhất là “Quản lý việc xây dựng mục tiêu phù hợp mục tiêu đào tạo THCS” (75,0% CBQL, GV nhận định tốt). Một trong những nội dung của xây dựng kế hoạch cần phải đảm bảo mục tiêu phù hợp mục tiêu đào tạo THCS. Xếp thứ 2 với 59,6% CBQL, GV nhận định tốt là nội dung “Quản lý xây dựng mục tiêu phù với các đối tượng dạy học”. Xếp thứ 3 là nội dung “Quản lý xây dựng mục tiêu đạt mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực hình thành và phát triển HS” (46,2% CBQL, GV nhận định tốt). Bên cạnh đó còn có nội dung chưa được chú trọng là quản lý phát triển nội dung chương trình HĐTN.

Điều đó cho thấy, lãnh đạo các trường mới chỉ quan tâm đến việc quản lý xây dựng mục tiêu phù hợp với mục tiêu đào tạo và phù hợp với đối tượng.... nhưng vẫn còn ít quan tâm đến vấn đề phát triển nội dung chương trình. Đó cũng chính là nguyên

nhân làm cho HĐTN chưa đạt được hiệu quả cao. Từ thực trạng trên, yêu cầu các nhà quản lý biết xác định đúng mục tiêu nhưng đồng thời phải quan tâm đến việc xây dựng và phát triển nội dung chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn, với đối tượng thì mới đạt được hiệu quả.

b. Thực trạng quản lý mục tiêu HĐHN cho học sinh THCS

Bng 2.17. Kết qu kho sát qun lý mc tiêu HĐHN cho hc sinh THCS

TT Các nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc RTX TX ITH KTH SL % SL % SL % SL % 1

Cung cấp cho HS thông tin về thế giới nghề nghiệp, ngành nghề đào tạo trong hệ thống GDHN sau PT.

3 2,9 4 3,8 36 34,6 61 58,7 4

2

Cung cấp cho HS thông tin về định hướng phát triền kinh tế ở địa phương.

11 10,6 13 12,5 49 47,1 31 29,8 2

3

Cung cấp cho HS thông tin về TT lao động và các yêu cầu nghề nghiệp.

11 10,6 13 12,5 48 46,1 32 30,8 2

4

Giúp HS nhận thức rõ về bản thân: năng lực, sức khỏe, kinh tế gia đình,... để tư vấn HN hiệu quả.

9 8,7 10 9,6 28 26,9 57 54,8 3

5 GD thái độ lao động và ý thức

đúng đắn với nghề nghiệp. 7 6,7 22 21,2 67 64,4 8 7,7 1 6

Khuyến khích HS lựa chọn, đi vào những ngành nghề, những nơi đang cần.

11 10,6 13 12,5 47 45,2 33 31,7 2

Qua khảo sát thể hiện ở bảng 2.17 và biểu đồ 2.13, chúng tôi nhận thấy rằng HĐHN chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức; mục tiêu còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể. Còn nhiều mục tiêu đề ra không phù hợp với điều kiện thực tế về CSVC của trường. Kết quả điều tra mức độ thực hiện các mục tiêu chung của HĐHN ở các trường cho thấy, hầu hết các mục tiêu rất ít được thực hiện thường xuyên. Mục tiêu “Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp” được thực hiện thường xuyên nhất trong 6 mục tiêu. Các mục tiêu còn lại hầu hết đều được đánh giá “ít thực hiện”, cá biệt mục tiêu “Cung cấp cho HS thông tin về thế giới nghề nghiệp, ngành nghề đào tạo trong hệ thống giáo dục sau phổ thông” có 58,7% CBQL, GV đánh “không thường xuyên”.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)