Thực trạng quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm, hoạt động hướng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 64 - 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp cho học sin hở các

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm, hoạt động hướng

nghiệp cho học sinh THCS

a. Thực trạng quản lý nội dung HĐTN cho học sinh THCS

Để tìm hiểu thực trạng quản lý nội dung của HĐTN về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện của các nội dung HĐTN ở các trường THCS tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát 104 CBQL, GV của 04 trường THCS và thu được kết quả như bảng 2.18.

Bng 2.18. Thc trng qun lý ni dung ca HĐTN cho hc sinh THCS

TT Các nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Tốt Khá TB Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1

Lên kế hoạch thiết kế nội dung chương trình HĐTN ở tổ chuyên môn GV

88 84,6 6 5,8 5 4,8 5 4,8 1

2 Thành lập nhóm GV thiết kế nội

dung HĐTN 44 42,3 18 17,3 19 18,3

2

3 22,1 4 3 Chỉ đạo xây dựng HĐTN phù hợp

với điều kiện tình hình địa phương 79 76,0 6 5,8 9 8,6 10 9,6 2 4 Kiểm tra, xét duyệt giáo án của GV,

nhóm GV 62 59,6 13 12,5 9 8,7 20 19,2 3

Kết quả khảo sát ở bảng 2.18 và biểu đồ 2.14 cho thấy, kết quả thực hiện quản lý nội dung HĐTN có ưu điểm nhất là “Lên kế hoạch thiết kế nội dung chương trình HĐTN ở tổ chuyên môn GV” có 84,6% CBQL, GV nhận định tốt. Đây là yếu tố rất khả quan và tích cực, chính yếu tố này đã tác động tạo nên hiệu quả HĐTN ở các nhà trường.

Nội dung đạt kết quả khả quan là “Chỉ đạo xây dựng HĐTN phù hợp với điều kiện tình hình địa phương”. Bên cạnh đó, một số nội dung chưa được chú trọng về: Thành lập nhóm GV thiết kế nội dung HĐTN; Kiểm tra, xét duyệt giáo án của GV, nhóm GV. Như vậy, quản lý nội dung HĐTN mới chỉ thực hiện một số nội dung nhất định, còn hạn chế trong việc thành lập nhóm GV thiết kế HĐTNS và việc kiểm tra đánh giá cũng chưa quan tâm đều đặn. Qua đó phần nào cho thấy Hiệu trưởng chưa làm tốt vai trò tham mưu, cố vấn và điều hành các hoạt động, chưa phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường.

b. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS

Qua quan sát và phỏng vấn CBQL, GV và qua kết quả điều tra về số lượng, trình độ, cơ cấu CBQL và đội ngũ GV cho thấy đội ngũ CBQL của các nhà trường đã và đang được bồi dưỡng về trình độ quản lý và trình độ chính trị nhưng việc bồi dưỡng CBQL ở các trường chưa được đồng bộ và chưa có sự bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực hướng nghiệp. Vì vậy, kinh nghiệm quản lý còn ít trong lĩnh vực hướng nghiệp, chủ yếu là vừa học vừa làm và vừa rút kinh nghiệm trong công tác quản lý nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng kế hoạch, chương trình HĐHN ở các trường THCS huyện Tây Giang hiện nay. Đồng thời qua khảo sát thực trạng quản lý nội dung HĐHN thu được kết quả ở bảng 2.19.

Bng 2.19. Kết qu kho sát qun lý nội dung HĐHN cho học sinh THCS

TT Các nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Rất tốt Tốt Khá tốt Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1

Xây dựng kế hoạch, chương trình HĐHN của lãnh đạo nhà trường.

81 77,9 17 16,3 6 5,8 0 0 2

2

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình HĐHN theo thời gian.

89 85,6 11 10,6 4 3,8 0 0 1

3 Duyệt kế hoạch, chương trình

HĐHN theo định kỳ thời gian. 74 71,1 16 15,4 8 7,7 6 5,8 3 4

Có biện pháp xử lý thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình.

Biểu đồ 2.15. Kết quả khảo sát quản lý nội dung HĐHN cho học sinh THCS

Kết quả ở bảng 2.19 và biểu đồ 2.15 cho thấy, đối với tiêu chí “Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình HĐHN theo thời gian (tuần, tháng, năm) cho từng khối lớp”. Không riêng gì đối với HĐHN bậc THCS mà cả trong những lĩnh vực khác của hoạt động giáo dục trong nhà trường, việc chỉ đạo thực hiện xây dựng kế hoạch, chương trình trong hoạt động giảng dạy và học tập ở trường phổ thông đã được thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả. Tuy nhiên, qua quan sát và xem xét thực tế ở các trường THCS huyện Tây Giang, việc chỉ đạo xây dựng nội dung, kế hoạch của các nhà quản lý là có thực hiện nhưng còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nội dung cụ thể và còn rất chung chung. Vì vậy, các nhà quản lý cần phải tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch một cách cụ thể hơn, nên đi sâu vào nội dung công việc thực tế đã làm được, tìm ra những hạn chế để khắc phục mới có thể nâng cao được hiệu quả HĐHN ở các trường trong điều kiện hiện nay. Để đạt được mục tiêu chung, các nhà quản lý cũng cần quan tâm đến việc duyệt kế hoạch, chương trình HĐHN theo định kỳ trong công tác quản lý nhà trường phổ thông.

Như vậy, qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy ưu điểm lớn của các nhà quản lý ở các trường THCS hiện nay trong việc thực hiện nội dung “Xây dựng kế hoạch, chương trình HĐHN” đó là đã nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, chương trình, luôn chú trọng đến việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình, có duyệt kế hoạch theo định kỳ, có biện pháp xử lý những trường hợp không thực hiện theo đúng kế hoạch, chương trình đã đề ra. Vấn đề cốt lõi ở đây chính là đã tạo nên những thành công bước đầu trong công tác quản lý trường học bằng sự đồng thuận, nhất trí cao trong tập thể sư phạm nhà trường từ CBQL đến GV và các lực lượng tham gia HĐ GDHN. Vì vậy, các trường cần phát huy hơn nữa việc thực hiện nội dung này, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐHN ở các trường THCS huyện Tây Giang.

2.4.3. Thực trạng quản lý các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hoạt động hướng nghiệpcho học sinh THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)