Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 105 - 152)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

a. Về tính cấp thiết

Bng 3.2. Kết qu kho nghim tính cp thiết ca các nhóm bin pháp qun lý HĐTN, HN ởcác trường THCS huyn Tây Giang

TT Nội dung biện pháp Tính cấp thiết Điểm trung bình Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 1

Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về HĐTN, HN trong nhà trường phổ thông

97 7 0 0 3,93 1

2

Nhóm biện pháp xây dựng chương trình HĐTN, HN phù hợp với thực tiễn nhà trường và điều kiện KT- XH của địa phương

80 23 1 0 3,76 2

3 Nhóm biện pháp các điều kiện hỗ

trợ HĐTN, HN 70 28 6 0 3,62 3

Qua kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất được thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy các các biện pháp đề xuất trong đề tài đều được CBQL, GV các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang đánh giá tích cực.

Trong ba nhóm biện pháp đề xuất thì các nhóm biện pháp 1; 2 được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và cấp thiết ở mức cao nhất, tương ứng xếp thứ 1 (X = 3,93), xếp thứ 2 (X = 3,76); nhóm biện pháp 3 xếp thứ 3 ( X = 3,62).

b. Về tính khả thi

Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất chúng tôi thu được kết quả kết quả qua bảng 3.3.

Bng 3.3. Kết qu kho nghim tính kh thi ca các nhóm bin pháp qun lý HĐTN, HN ở các trường THCS huyn Tây Giang

TT Nội dung biện pháp Tính khả thi Điểm trung bình Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Nhóm biện phápnâng cao nhận thức về

HĐTN, HN trong nhà trường phổ thông 91 13 0 0 3,88 1 2

Nhóm biện phápxây dựng chương trình HĐTN, HN phù hợp với thực tiễn nhà trường và điều kiện KT-XH của địa phương

82 20 2 0 3,77 2

3 Nhóm biện pháp các điều kiện hỗ trợ

HĐTN, HN 65 29 10 0 3,53 3

Qua kết quả khảo sát ý kiến đánh giá ở bảng 3.3 cho thấy mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất là tương đối cao.

Các biện pháp 1, 2 cũng được đánh giá ở mức độ khả thi cao nhất, tương ứng xếp thứ 1 (X = 3,88), xếp thứ 2 (X = 2,77); biện pháp 3 xếp thứ 3 (X = 3,53).

Tiểu kếtchương 3

HĐTN, HN ở cấp THCS giúp học sinh hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội, hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐTN, HN là việc làm thiết thực góp phần hình thành các năng lực chung theo quy định của chương trình tổng thể và năng lực định hướng nghề nghiệp nói riêng. Trên cơ sở đó, từ những nghiên cứu lý luận và tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TNST và HĐHN và việc tuân thủ các nguyên tắc như: đảm bảo tính mục tiêu giáo dục toàn diện, đảm bảo tính và tính hiệu quả và tính khoa học, đảm bảo tính biện chứng, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, đảm bảo tính thực tiễn và khả thi; tác giả đã đề xuất một số nhóm biện pháp quản lý HĐTN, HN cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Các nhóm biện pháp tập trung vào giải quyết những vấn đề về: Nâng cao nhận thức về HĐTN, HN trong nhà trường phổ thông; Xây dựng chương trình HĐTN, HN phù hợp với thực tiễn nhà trường và điều kiện KT-XH của địa phương; Các điều kiện hỗ trợ HĐTN, HN. Các biện pháp này đã được CBQL, GV các trường THCS đồng tình rất cao về tính cấp thiết cũng như tính khả thi. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu, tác giả nhận thấy mối quan hệ hữu cơ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau giữa các biện pháp quản lý vì thế để HĐTN, HN cho HS đạt kết quả tốt hơn, cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên một cách phù hợp. Có như vậy, HĐTN, HN cho HS sẽ có tác động tích cực đến công tác giảng dạy, học tập, góp phần hình thành các phẩm chất, nhân cách người học và định hướng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay.

KẾT LUẬNVÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp xuất hiện như một nội dung mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã dành được sự quan tâm của hầu hết các nhà giáo dục trong nước. HĐTN, HN không gọi là môn học mà là hoạt động giáo dục bắt buộc. Một chương trình giáo dục của bất kỳ quốc gia nào cũng bao gồm nội dung dạy học (các môn học) và nội dung giáo dục (các hoạt động giáo dục). Hoạt động giáo dục là hoạt động nhằm phát triển những phẩm chất nhân cách, kỹ năng sống hay là năng lực tâm lý xã hội giúp học sinh có thể thích nghi, thích ứng với xã hội, dễ dàng hòa nhập với xã hội, làm chủ bản thân, biết sống tích cực và hạnh phúc... Đây là những mặt vô cùng quan trọng để tạo nên cuộc sống có ý nghĩa của mỗi cá nhân.

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng HĐTN, HĐHN và quản lý hoạt động trải nghiệm, hoạt động hướng nghiệp ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, tác giả nhận thấy: Chất lượng giáo dục THCS của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hoạt động hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THCS mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa đạt được những kết quả như mong đợi do đa phần các lực lượng tham gia chưa được đào tạo, sự nhận thức và phối hợp chưa đồng bộ của các lực lượng xã hội trong đó có CBQL, GV, HS và CMHS về các hoạt động này chưa thực sự đầy đủ, còn những lệch lạc, xem nhẹ; chưa ý thức được trách nhiệm của mình; việc tổ chức thực hiện HĐTN và HĐHN cho HS chưa toàn diện, chưa hiệu quả, chậm đổi mới về phương pháp, một số nội dung chưa bám sát với điều kiện phát triển KT- XH của địa phương, sự thiếu hụt về các điều kiện CSVC, trang thiết bị; lãnh đạo các trường chưa thực hiện đầy đủ chức năng kế hoạch hóa trong quản lý các hoạt động; chưa quan tâm chỉ đạo đúng mức công tác kiểm tra, đánh giá nên chưa thúc đẩy được quá trình tự kiểm tra và điều chỉnh của giáo viên.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy những hạn chế ở trong từng nội dung quản lý là do một số CBQL và GV phụ trách các hoạt động này chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức, chưa thấy được mối quan hệ tác động qua lại giữa các nội dung quản lý, giữa các biện pháp quản lý HĐTN, HN.

Luận văn đã nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ thực trạng quản lý HĐTN, HĐHN cho HS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam; qua đó đánh giá khách quan về những mặt mạnh và hạn chế, về những nguyên nhân chủ quan và khách quan của thực trạng. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp quản lý HĐTN, HN của học sinh tại các trường THCS. Luận văn đã đề xuất ba nhóm biện pháp cần thiết cho công tác quản lý HĐTN, HN cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Đó là:

- Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về HĐTN, HN trong nhà trường phổ thông.

- Nhóm biện pháp xây dựng chương trình HĐTN, HN phù hợp với thực tiễn nhà trường và điều kiện KT-XH của địa phương.

- Nhóm biện pháp các điều kiện hỗ trợ HĐTN, HN.

Trong ba nhóm biện pháp trên, luận văn đã chỉ ra những nội dung và cách thực hiện cụ thể giúp cho các nhà trường trong việc triển khai HĐTN, HN cho học sinh tại các trường THCS. Các nhóm biện pháp này nếu thực hiện đầy đủ, đồng bộ, vận dụng linh hoạt sẽ phát huy tác dụng của nó góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS trong các trường nói riêng và hình thành các phẩm chất, năng lực cho HS theo mục tiêu của chương trình GDPT 2018 nói chung.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với BộGD&ĐT

Hoàn thiện cơ chế quản lý giáo dục thống nhất, tiếp tục giao quyền chủ động cho các nhà trường trong việc xây dựng chương trình HĐTN, HN gắn với thực tiễn điều kiện KT-XH của địa phương và phù hợp với đặc điểm của mỗi trường THCS.

2.2. Đối với SởGD&ĐT

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao nâng cao nhận thức, năng lực cho CBQL, GV về quản lí HĐTN, HN cho học sinh THCS đáp ứng theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018.

Tham mưu với UBND tỉnh Quảng Nam về việc đầu tư hệ thống CSVC, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018.

2.3. Đối với Phòng GD&ĐT

Cùng với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao nâng cao nhận thức, năng lực cho CBQL, GV về quản lý HĐTN, HN cho học sinh THCS đáp ứng theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018.

Do đặc thù và tính tương đồng về điều kiện KT-XH và các thành phần dân tộc nên Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo đồng bộ các trường học về việc xây dựng nội dung chương trình HĐTN, HN, nội dung kiểm tra, đánh giá gắn với điều kiện thực tiễn của huyện Tây Giang để giúp các trường vừa có một chương trình phù hợp, vừa phát huy tính tự chủ, năng động của mỗi trường, vừa là cơ sở để đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục tại mỗi trường.

Tham mưu với UBND huyện Tây Giang tiếp tục đầu tư, chuẩn hóa các điều kiện về CSVC nói chung và nguồn kinh phí, các trang thiết bị, đồ dùng, … phục vụ HĐTN, HN nói riêng.

Tổ chức các trường THCS thực hiện giao lưu, hợp tác tạo môi trường thuận lợi cho GV các trường trong việc tham khảo, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

2.4. Đối với các trường THCS huyện Tây Giang

Hiệu trưởng nhà trường phải là người hiểu và nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐTN, HN trong chương trình GDPT 2018. Để từ đó có kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS, CMHS và các lực lượng xã hội khác về mục tiêu và vai trò của HĐTN, HN.

Chủ động xây dựng kế hoạch về bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho CBQL, GV về HĐTN, HN đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018.

Thực hiện tốt việc tham mưu với các cấp lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa và chủ động tăng cường mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị, … phục vụ cho HĐTN, HN.

Tổ chức có hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm; thực hiện sơ kết, tổng kết việc thực hiện HĐTN, HN cho HS thông qua lồng ghép vào các báo cáo sơ, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị hằng năm nhằm tuyên dương, nhắc nhở kịp thời đối với cá nhân, tập thể tổ thực hiện tốt hoặc chưa tốt HĐTN, HN.

Thông qua các biện pháp về quản lý HĐTN, HN cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, tác giả mong muốn sẽ góp phần thực hiện có chất lượng, hiệu quả HĐTN, HN cho HS trong thời gian đến, giúp cho công tác giảng dạy và chất lượng các hoạt động giáo dục của các trường THCS nói riêng và của toàn huyện nói chung ngày một nâng lên./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2011), Chỉ thị Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng cho học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữcho người lớn, Ban hành kèm theo Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011, Hà Nội.

2. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT (2014), Hướng dẫn phối hợp để thực hiện giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, Ban hành kèm theo văn bản số 3119/BGDĐT-GDCN ngày 17/6/2014, Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Chính (2011), Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Phạm Tất Dong (2008), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Phạm Tất Dong (1982), “Hướng nghiệp cho thanh niên”, Tạp chí Thanh niên, số 8. 7. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Hộ (1988), Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục, Trường Cán bộ QLGD, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và các cộng sự (2015), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NxbĐại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo.

12. Phòng GD&ĐT Tây Giang, Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017, số 65/BC- GD&ĐT ngày 06/6/2017.

13. Phòng GD&ĐT Tây Giang, Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018, số 61/BC- GD&ĐT ngày 09/6/2018.

14. Phòng GD&ĐT Tây Giang, Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, số 455/BC- GD&ĐT ngày 20/6/2019.

15.Phòng GD&ĐT Tây Giang, Kếhoạchnăm học 2017-2018, cấp THCS, số 106/KH- GD&ĐT ngày 20/9/2017.

16. Phòng GD&ĐT Tây Giang, Kế hoạchnăm học 2018-2019, cấp THCS, số 28/KH- GD&ĐT ngày 15/9/2018.

17. Phòng GD&ĐT Tây Giang, Kế hoạchnăm học 2019-2020, cấp THCS, số 37/KH- GD&ĐT ngày 08/10/2019.

18. Bùi Việt Phú (2007), Định hướng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ở nước ta trong thời kỳ CNH –HĐH, Tạp chí Giáo dục số 157.

19. Bùi Việt Phú (2013), Đổi mới giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông,

NXB Giáo dục Việt Nam.

20. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáodục,

Trường Cán bộ QLGD Trung ương I,Hà Nội.

21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH1 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.

22. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012, Hà Nội.

23. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

24. Allan Walker (1995), Một số vấn đề về quản lý giáo dục ở Australia, Tạp chí TTKHGD, (số ”3), tr 53 - 54.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Phiếu hỏi 1

PHIẾU HỎI Ý KIẾN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

(Dành cho Cán bộ quản lý, giáo viên)

Để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả HĐTN, HĐHN ở các trường THCS huyện Tây Giang, xin quý Thầy/Cô cho biết ý kiến về các vấn đề sau bằng cách

điền ni dung hoặc đánh dấu X vào ô dược chn phù hợp với ý kiến của Thầy/Cô. Trân trọng cảm ơn quý Thầy (Cô)!

* Xin Thầy (Cô) cho biết một vài thông tin về bản thân:

- Thâm niên công tác: . . . năm. Chuyên môn: . . .

- Là Hiệu trưởng: Phó Hiệu trưởng: Giáo viên:

- Trình độ đào tạo: Thạc sỹ: Đại học: Cao đẳng:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 105 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)