Thực trạng các phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN, HĐHN cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 51 - 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp cho học sin hở các trường THCS

2.3.3. Thực trạng các phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN, HĐHN cho học

sinh THCS

a. Thực trạng về các phương pháp, hình thức HĐTN cho học sinh THCS

Hiệu quả HĐTN phụ thuộc rất lớn vào việc nhà trường triển khai và sử dụng phong phú các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động, bởi thông qua đây toàn bộ nội dung hoạt động sẽ được HS tiếp thu và thực hiện trải nghiệm để hình thành các năng lực và các kĩ năng cần thiết đáp ứng theo mục tiêu của hoạt động. Để tìm hiểu thực tế các nhà trường đã sử dụng những phương pháp, hình thức HĐTN nào khi tổ chức các HĐTN cho học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.9.

Bng 2.9. Thc trng thc hin các phương pháp, hình thức t chc HĐTN TT Phương pháp, hình thức Mức độ thực hiện Thứ bậc Rất tốt Tốt Khá tốt Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1 Thực địa, thực tế 226 43,2 60 11,5 50 9,6 187 35,8 10 2 Tham quan 241 46,1 81 15,5 46 8,8 155 29,6 9 3 Cắm trại 437 83,6 55 10,5 31 5,9 0 0 3 4 Trò chơi 503 96,2 10 1,9 10 1,9 0 0 2 5 Diễn đàn 347 66,3 66 12,6 55 10,5 55 10,5 6 6 Giao lưu 307 58,7 90 17,2 40 7,6 86 16,4 7 7 Hội thảo/cinema 156 29,8 50 9,6 111 21,2 206 39,4 11

8 Sân khấu hóa 397 75,9 75 14,3 30 5,7 21 4,0 4

9 Dự án và nghiên cứu khoa học 100 19,1 46 8,8 75 14,3 302 57,7 12

10 Các câu lạc bộ 508 97,1 15 2,9 0 0 0 0 1

11 Thực hành lao động việc nhà,

việc trường 367 70,2 60 11,5 46 8,8 50 9,6 5

12 Các hoạt động xã hội tình

nguyện 277 53,0 70 13,4 55 10,5 121 23,1 8

Biểu đồ 2.5. Kếtquả khảo sát CBQL, GV, HS về thực hiện các phương pháp, hình thứctổ chức HĐTN

Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 và thể hiện ở biểu đồ 2.5 cho thấy: Với 12 phương pháp, hình thức cơ bản khi thực hiện tổ chức các HĐTN cho HS ở các trường THCS được CBQL và GV, HS đánh giá đạt mức độ Khá trở lên ở hình thức“CLB; Trò chơi;

Cắm trại; Sân khấu hóa”. Còn một số ý kiến cho rằng HĐTN thực hiện thông qua hình thức “Thực hành lao động việc nhà, việc trường, giao lưu...”. Tuy nhiên các nội dung “Thực tế, thực địa; Tham quan; Dự án và nghiên cứu khoa học; Hội thảo” các CBGV và HS đều cho rằng đạt hiệu quá thấp chưa có sự đầu tư dẫn đến hiệu quả HĐTN chưa cao. Hình thức, phương pháp “Hình thức, phương pháp có tính trình diễn: diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa, tổ chức trò chơi,...” cũng được GV, HS các trường hoan nghênh, hưởng ứng tích cực. Đây là hoạt động mang tính giải trí, thư giãn, giúp học sinh có thể làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận. Ở bất cứ lứa tuổi HS nào, trò chơi cũng là hoạt động yêu thích. Chúng tôi nhận thấy tổ chức các HĐTN thông qua trò chơi là cách tốt nhất để tạo cơ hội để học sinh tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp bạn bè, phát triển tốt các năng lực giao tiếp, trò chơi đồng thời là một phương tiện (một con đường) mà thông qua đó, HS có thể giao tiếp được với nhau một cách tự nhiên và dễ dàng. Khi tham gia các trò chơi truyền thống như: Đi cà kheo, kéo co,...hay học sinh tự tập diễn kịch, sân khấu hóa các tác phẩm văn học. Với sự thi đua giữa các lớp, sẽ phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn,...

Tuy nhiên, phương pháp, hình thức như “Phương pháp, hình thức có tính cống hiến, tuân thủ: Lao động công ích, tổ chức sự kiện, hoạt động chiến dịch, hoạt động nhân đạo - hoạt động tình nguyện vì xã hội,...; Phương pháp, hình thức có tính khám phá: thực địa, thực tế, tham quan, dã ngoại,...” chưa được các trường triển khai rộng rãi. Theo đánh giá chung của giáo viên và CBQL, hiệu quả của những hình thức tổ chức đã được tiến hành chưa cao. Nguyên nhân do học sinh còn nhút nhát, chưa tích cực tham gia hoạt động; giáo viên chưa được đào tạo bài bản, thiếu kĩ năng và năng lực tổ chức các hoạt động, khả năng huy động lực lượng tham gia còn chưa tốt; hơn nữa điều kiện sân bãi, phòng học, thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động.

Như vậy, đánh giá của CBQL, GV và HS về phương pháp, hình thức HĐTN được tập trung tổ chức như CLB; Trò chơi; Cắm trại; Sân khấu hóa,… còn các hình thức Thực tế, thực địa; Tham quan; Dự án và nghiên cứu khoa học; Hội thảo,.. ít được tổ chức thực hiện. Do vậy, trong thời gian tới các trường cần tăng cường kinh phí cũng như kết hợp với phong trào Đội TNTP, Đoàn, địa phương, chính quyền để HS có cơ hội Thực tế, thực địa; Tham quan; Dự án và nghiên cứu khoa học,...

b. Thực trạng vềcác phương pháp, hình thức HĐHN cho học sinh THCS

Kinh nghiệm quan trọng trong quá trình tổ chức HĐHN cho HS là các nhà trường phải để cho các em tiếp cận trực tiếp với hoạt động giáo dục hướng nghiệp bằng các phương pháp, hình thức phù hợp, giúp các em tăng thêm nhận thức về nghề nghiệp và nhận biết được sở thích, khả năng của bản thân trong định hướng nghề.

Bng 2.10. Thng kê kết qu kho sát CBQL, GV v vic s dng các phương pháp trong HĐHN STT Phương pháp Mức độ hiệu quả Thứ bậc RHQ HQ IHQ KHQ SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp truyền thống:

thuyết trình, giảng giải,... 78 75,0 10 9,6 10 9,6 6 5,8 1 2 Phương pháp đàm thoại 45 43,3 17 16,3 19 18,3 23 22,1 3

3

Phương pháp tích cực: thảo luận nhóm, dạy học theo dự án, phương pháp dạy học khám phá,...

44 42,3 18 17,3 19 18,3 23 22,1 3

4

Kết hợp phương pháp truyền thống với phương pháp dạy học tích cực

68 65,4 12 11,5 14 13,5 10 9,6 2

5 Phương pháp khác 25 24,0 21 20,2 17 16,4 41 39,4 4

Biểu đồ 2.6. Thống kê kết quả khảo sát CBQL, GV về việc sử dụng các phương pháp trong HĐHN

Kết quả bảng 2.10 và biểu đồ 2.6 cho thấy: Một trong những cách mà các trường THCS có thể giúp cho HS thu được các kinh nghiệm làm việc trong quá trình học là thông qua công tác giáo dục hướng nghiệp. Học sinh tham gia HĐHN là một phương pháp rất hữu hiệu để giúp các em tiếp cận với hoạt động nghề nghiệp trong quá trình học ở trường phổ thông, giúp các em tăng thêm nhận thức về nghề nghiệp, nhận ra sự khác biệt giữa lý thuyết và ứng dụng lý thuyết đó trong thực tiễn, hiểu rõ sở thích và khả năng của bản thân để ra quyết định nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, khi thực hiện dạy giáo dục hướng nghiệp giáo viên chủ yếu dạy theo lối thuyết trình, ít quan tâm sử dụng linh hoạt các biện pháp, đặc biệt là các phương pháp hiện đại: phương pháp dạy học dự án, phương pháp khám phá,... Mặc dù GDHN là một lĩnh vực khó, đòi hỏi phải có hiểu biết thực tế, nội dung lại gắn chặt với đời sống xã hội và lao động sản xuất. Việc áp dụng phương pháp thuyết trình đối với môn GDHN khi giáo viên ít có thông tin về nghề nghiệp thường dẫn đến giờ học thiếu sinh động, thiếu kích thích tinh thần say mê học tập của học sinh.

Bng 2.11. Kết qu kháo sát CBQL, GV, HS v các hình thc t chc HĐHN TT Nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Rất tốt Tốt Khá tốt Chưa tốt SL % SL % SL % SL %

1 Thông qua các môn văn hóa

trong nhà trường. 357 68,3 30 5,7 65 12,4 71 13,6 6 2 Thông qua GD công nghệ, dạy

nghề PT. 382 73,0 31 5,9 55 10,5 55 10,5 5

3 Thông qua hoạt động sinh hoạt

hướng nghiệp. 433 82,8 25 4,8 35 6,7 30 5,7 2

4 Thông qua tổ chức HĐ ngoại

khóa. 317 60,6 40 7,6 75 14,3 91 17,4 7

5

Tổ chức cho HS tham quan các làng nghề truyền thống và các cơ sở sản xuất.

211 40,3 46 8,8 85 16,3 181 34,6 8

6 Các giờ học môn GDHN 488 93,3 25 4,8 10 1,9 0 0 1 7 Thông qua tham vấn nghề 397 75,9 40 7,6 50 9,6 36 6,9 3 8 Thông qua gia đình hoặc các tổ

chức xã hội khác. 387 74,0 30 5,7 55 10,5 51 9,8 4

Biểu đồ 2.7. Kết quả kháo sát CBQL, GV, HS về các hình thức tổ chức HĐHN

Kết quả thống kê qua bảng 2.11 và biểu đồ 2.7 cho thấy: HĐHN qua các môn học cơ bản còn chưa được chú trọng. Nguyên nhân là do GV dạy các môn văn hóa thiếu kiến thức về hướng nghiệp, hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng về GDHN; yêu cầu về kiến thức, kỹ năng liên hệ giữa nội dung bài học với nội dung lao động của nghề nghiệp trong tương lai không được nằm trong nội dung kiểm tra giáo án; việc triển khai tích hợp kiến thức hướng nghiệp chưa đồng bộ giữa các trường. Việc hướng nghiệp thông qua các môn Công nghệ, lao động chưa được thực hiện một cách thường xuyên dẫn đến HS chưa thấy được giá trị của thành quả lao động. HĐHN chính khóa hàng tháng vẫn còn trường chưa thực hiện thường xuyên, không đầy đủ. Con đường hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa còn chưa được quan tâm đúng mức.

Qua khảo sát cũng cho thấy, các hình thức HĐHN của các trường chưa được phong phú, đa dạng và thiết thực. Việc tổ chức cho HS tham quan các làng nghề

truyền thống vẫn chưa được quan tâm; chưa tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa về HĐHN; việc kết hợp các lực lượng giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong vấn đề hướng nghiệp cho HS chưa thực hiện tốt, chưa phát huy công tác xã hội hóa trong HĐHN.

Qua trao đổi với một số CBQL, GV về các hình thức hướng nghiệp nào có tác động lớn nhất đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các em, phần lớn cho rằng, hình thức thông qua hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp có tác động lớn nhất. Điều đó cho thấy, trong thời gian qua, các trường có sự quan tâm đến HĐHN và bước đầu mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, để HĐHN trong nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng nghề cho HS, nhà trường cần làm tốt hơn nữa HĐHN chính khóa, đồng thời cần phải tích hợp đồng bộ các hình thức GDHN trong nhà trường một cách đa dạng, thiết thực và thường xuyên nhằm phát huy tối đa vai trò chủ đạo của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)