7. Cấu trúc luận văn
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp cho học sinh THCS
sinh THCS trong bối cảnh đổi mới GDPT hiện nay
Trong quá trình quản lý HĐTN, HN cho học sinh ở trường trung học cơ sở hiện nay, cán bộ quản lý giáo dục cần lưu ý một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạt động như sau:
Chiến lược phát triển giáo dục: Một trong những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng quản lý HĐTN, HN ở trường phổ thông chính là chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của quốc gia, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đổi mới công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý HĐTN, HN nói riêng. Đặc biệt là đối với Việt Nam, nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế nằm trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo chính là nhiệm vụ then chốt, biện pháp chủ yếu để phát triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do đó, khi quản lý HĐTN, HN, cán bộ quản lý giáo dục cần nắm vững một số nội dung chính của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo quốc gia.
Nội dung chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung HĐTN, HN góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung của chương trình giáo dục phổ thông. Do đó, trong điều kiện cho phép, cán bộ quản lý giáo dục cần có biện pháp đổi mới, bổ sung các nội dung HĐTN, HN cần thiết và có liên quan đến địa phương để giáo dục hướng nghiệp có nét đặc thù của địa phương hơn, góp phần phân luồng và đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương một cách hiệu quả hơn.
Tính liên thông của hệ thống giáo dục: Tính liên thông của hệ thống giáo dục quốc gia (liên thông dọc, liên thông ngang, công nhận bằng cấp lẫn nhau) tạo điều kiện tốt nhất cho công tác phân luồng sau trung học cơ sở được thông suốt, để cơ hội học tập và làm việc của học sinh được rộng mở hơn cũng chính là một yếu tố mà cán bộ quản lý giáo dục cần nắm rõ. Thực tế, việc liên thông dọc, liên thông ngang, công nhận bằng cấp của nhau giữa các cơ sở đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông chưa mạnh mẽ, gây khó khăn cho công tác phân luồng học sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gián tiếp làm cho HĐTN, HN trong các trường trung học cơ sở bị hạn chế.
Chiến lược phát triển và quy hoạch phát triển nhân lực: Một yếu tố khác có tác động sâu sắc đến quản lý HĐTN, HN ở trường trung học cơ sở, đó là chiến lược phát triển nhân lực và quy hoạch phát triển nhân lực của cả nước và địa phương. Đây chính là các văn bản mang tính định hướng phát triển cho cả nước và từng địa phương về vấn đề nhân lực, nói cách khác, để chọn được một nghề, học sinh phải trả lời được 3 câu hỏi cơ bản: (1) Tôi thích nghề gì? (2) Tôi có khả năng làm nghề gì? (3) Xã hội có cần nghề đó hay không? Câu hỏi thứ ba chính là yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN, HN ở trường trung học cơ sở: nếu giáo dục hướng nghiệp chỉ mới dừng lại ở việc giúp học sinh tìm hiểu các ngành nghề mà địa phương chưa cần trong hiện tại và tương lai, tức là giáo dục hướng nghiệp của nhà trường chưa gắn kết với định hướng cơ cấu ngành nghề được trình bày trong chiến lược phát triển nhân lực của địa phương, thì chất lượng của HĐTN, HN chưa được đảm bảo do nội dung chưa phù hợp, hay nói cách khác, quản lý HĐTN, HN chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Tóm lại, nhà trường không nên định hướng cho học sinh những ngành nghề mà địa phương không cần mà ngược lại, cần bám sát chiến lược và quy hoạch nhân lực của địa phương và đất nước trong từng thời kỳ nhất định. Bên cạnh chiến lược và quy hoạch nhân lực của địa phương, còn một lĩnh vực khác ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả của HĐTN, HN nói riêng và quản lý HĐTN, HN ở trường trung học cơ sở nói chung, đó là các dự báo nhu cầu nhân lực của địa phương và cả nước.
Dự báo, số liệu dự báo ngành nghề: Vấn đề quan trọng cần lưu ý, đó là tính cập nhật và tính giá trị của các thông tin dự báo, các số liệu dự báo ngành nghề chính là những thông số giúp học sinh chọn lựa hướng đi thích hợp hơn. Tuy nhiên, các số liệu này phải có giá trị sử dụng ít nhất trong vòng 10 năm. Ngược lại, nếu dự báo có giá trị sử dụng quá ngắn (dưới 5 năm) thì sau khi được đào tạo xong ở ngành nghề A thì xã hội đã chuyển qua có nhu cầu đối với ngành nghề B, khi đó, học sinh sẽ khó tìm được việc làm hoặc nếu có tìm được việc làm thì cũng khó thăng tiến trong nghề. Ngoài ra, danh mục các ngành nghề mới xuất hiện và những ngành nghề đang mất đi cũng cần được cập nhật thường xuyên và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, đặc biệt là khu vực trường học. Những yêu cầu mới về kỹ năng nghề nghiệp của thị trường lao động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, từ đó HĐTN, HN cũng như quản lý HĐTN, HN cũng bị ảnh hưởng, đòi hỏi phải được đổi mới liên tục và thường xuyên, giúp học sinh hiểu được những yêu cầu mới của thị trường lao động, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.
Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh: Học sinh trung học cơ sở ở lứa tuổi dậy thì (11-15 tuổi) đang dần ổn định và trưởng thành về tâm sinh lý, nói cách khác, đây là thời kỳ năng lực trí tuệ, nhân sinh quan, thế giới quan, lý tưởng và toàn bộ nhân cách của trẻ đang biến đổi và phát triển về chất. Ở độ tuổi này, tư duy của các em đã có những thay đổi quan trọng: tư duy trừu tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động học tập; Khả năng tư duy lý luận, tư duy độc lập, sáng tạo rất phát triển. Song đôi khi, các em còn kết luận vội vàng nên chưa phát huy được năng lực độc lập, suy nghĩ của mình.
Nhận thức của cộng đồng: Mục tiêu đào tạo nhân lực phải là mục tiêu hàng đầu trong hệ thống mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Nói cách khác, mọi gia đình, mọi cá nhân phải thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc đánh giá đúng hoàn cảnh kinh tế, khả năng học tập của bản thân mà lựa chọn con đường học tập cho phù hợp. Cần làm cho toàn xã hội thấy rằng việc trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh đi vào các hướng khác nhau là bình thường và hợp lý. Do đó, cán bộ quản lý giáo dục cần nắm vững quan điểm này, tuy nhiên, cần kết hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của từng địa phương để có nội dung giáo dục phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương đó.
Thông tin và truyền thông: Các phương tiện thông tin truyền thông cũng là một tác nhân có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp. Cán bộ quản lý giáo dục cũng cần chú ý và tận dụng ưu điểm của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền thông đa phương tiện (truyền hình kỹ thuật số, các trang mạng xã hội, trang web của trường…) như là một kênh cung cấp thông tin thế giới nghề nghiệp hiệu quả, phong phú và nhanh chóng dành cho học sinh.
trong trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của HĐTN, HN vì cần xem đây là nhiệm vụ của cả hội đồng sư phạm nhà trường chứ không phải của bất cứ cá nhân nào. Sự tin tưởng của học sinh đối với đội ngũ thầy, cô giáo cũng có ảnh hưởng tích cực khi thầy cô cho lời khuyên định hướng nghề nghiệp dựa vào quá trình theo dõi năng lực, sở thích của học sinh. Có những học sinh chọn nghề theo lời khuyên của người thầy, người cô kính mến của mình và đã thành đạt, tuy nhiên, vẫn có trường hợp thầy cô đưa ra lời khuyên tuy phù hợp ở mức độ nào đó với năng lực, sở thích của học sinh nhưng xã hội lại chưa cần đến ngành nghề cụ thể đó, do đó, học sinh không có nhiều điều kiện phát triển trong nghề. Thực tế này đòi hỏi mỗi giáo viên, nhân viên của nhà trường cũng cần được tập huấn, hướng dẫn nghiêm túc, khoa học về nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của nhà trường, đặc biệt là cần bám sát mục tiêu phát triển nhân lực của địa phương và cả nước chứ không định hướng một cách tùy tiện, nghề nào cũng được hoặc không có nghề nào là phù hợp với học sinh cả.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp:Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng quản lý HĐTN, HN trong nhà trường phổ thông như: điều kiện về cơ sở vật chất; bộ máy tổ chức HĐTN, HN; công tác xã hội hóa; các phương pháp thu thập, xử lý và chia sẻ thông tin HĐTN, HN đến giáo viên và học sinh; việc đổi mới nội dung, phương pháp, cũng như công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN, HN và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá nhằm cải tiến chất lượng HĐTN, HN trong nhà trường.
Tiểu kết chương 1
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một nội dung mới trong chương trình GDPT 2018. Phần lớn các nghiên cứu trước đây đi sâu vào tìm hiểu và phân tích hoạt động trải nghiệm hoặc hoạt động hướng nghiệp. Trong đó vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS là vấn đề nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã đề cập tới một cách tương đối sâu sắc và có hệ thống nhằm tìm ra các biện pháp phù hợp để thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương phù hợp với từng thời kỳ phát triển KT-XH của mỗi địa phương đó. Còn hoạt động trải nghiệm trong các năm gần đây cũng đã được các cấp quản lý giáo dục quan tâm, chỉ đạo thực hiện trong dạy học lồng ghép ở các bộ môn hoặc tổ chức ở các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhưng còn chưa được quan tâm đúng mức.
Vì thế HĐTN, HN với mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức đã được xác định trong lý luận nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chiến lược đó. Việc phân tích các cơ sở pháp lý và những lý luận liên quan sẽ tạo nên luận cứ để xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường trong thời kỳ mới đáp ứng được yêu cầu về nguồn lực lao động trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS
HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM