7. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý HĐTN, HN cho học sin hở các trường THCS huyện Tây Giang,
3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về HĐTN, HN trong nhà trường phổ
phổ thông
a. Mục đích của nhóm biện pháp
Trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường giúp học sinh hình thành các phẩm chất quan trọng và năng lực cốt lõi. Đây là làn gió mới được hi vọng có thể góp phần làm thay da đổi thịt nền giáo dục Việt Nam nói chung và ở huyện Tây Giang nói riêng. Ở cấp THCS, nội dung HĐTN, HN tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động hướng vào bản thân vẫn tiếp tục được triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.
Sang giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, ngoài các hoạt động đã được triển khai ở giai đoạn trước, hoạt động hướng nghiệp được quan tâm sâu sắc nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp. Khi đó, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết nhằm thích ứng với nghề nghiệp trong tương lai.
Sứ mệnh của chương trình giáo dục được đặt trên vai của những người cán bộ quản lí. Với tư cách người đứng đầu các nhà trường, họ có trọng trách xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động, giao nhiệm vụ cho người có năng lực thực hiện chương trình và đôn đốc, quản lý sát sao quá trình triển khai cũng như kịp thời điều chỉnh kế hoạch khi phát hiện những vấn đề chưa hợp lý. Sự năng nổ, nhiệt tình và biết tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên thực hiện, sáng tạo của lãnh đạo các nhà trường là chìa khóa để thành công. Làm thế nào để coi trọng, cân bằng nhiệm vụ đào tạo tri thức các môn học và HĐTN, HN nhằm tránh tình trạng bên trọng, bên khinh cũng là vấn đề đau đầu của các nhà quản lí. Vì thế, việc xây dựng nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về HĐTN, HN trong nhà trường phổ thông là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Mục đích của các biện pháp là nhằm làm cho mỗi CBQL, GV, HS, PHHS nhận thức đúng vị trí, vai trò của HĐTN, HN trong nhà trường phổ thông. Đây là khâu đầu tiên nhằm tạo ra sự nhất quán về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách tiến hành của quá trình tổ chức, quản lý HĐTN, HN cho học sinh.
Qua khảo sát thực trạng HĐTN, HN cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tác giả nhận thấy sự nhận thức của một bộ phận CBQL, GV, HS, PHHS và các lực lượng tham gia còn có sự lệch lạc, chưa hiểu đúng vai trò và tầm quan trọng của hoạt động này. Chính vì thế, biện pháp này nhằm làm cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức trong nhà trường, PHHS và các lực lượng giáo dục khác ngoài xã hội ý thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của HĐTN, HN, nhằm giúp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, giúp học sinh định hướng việc tiếp tục tham gia học tập ở cấp học kế tiếp hoặc lựa chọn cho mình một nghề đúng sở trường và phù hợp với nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương.
Giúp cho CBQL, GV và PHHS ở các trường THCS huyện Tây Giang nhận thấy được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của HĐTN, HN cho học sinh, đồng thời giúp họ nhận ra tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội trong việc GDHN cho học sinh, giúp cho giáo viên thấy được vai trò chủ đạo của mình trong HĐTN, HN ở trường THCS và cũng qua đó thay đổi tư tưởng xem trọng việc giảng dạy các kiến thức văn hóa, khoa học cơ bản mà xem nhẹ việc trang bị kiến thức về kĩ năng sống, định hướng nghề nghiệp cho các em.
thân mình, tự thấy được những hành vi và nhận thức của mình có tác động rất lớn đến kết quả của HĐTN, HN.
b. Nội dung và cách thực hiện
Biện pháp 3.2.1.1. Tổ chức các hoạt động tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp trong chương trình GDPT năm 2018
Để HĐTN, HN trong chương trình GDPT 2018 được triển khai có hiệu quả đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng và phối hợp thực hiện của các lực lượng tham gia. Muốn vậy các trường THCS phải nắm vững tư tưởng đổi mới về HĐTN, HN trong chương trình GDPT năm 2018. Trong đó phải xác định CBQL, GV có vai trò hết sức quan trọng, là gốc rễ của đổi mới, góp phần quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Khi đó, nhiệm vụ người giáo viên ngoài quy định tại Điều 31 của Điều lệ trường phổ thông được ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, còn phải tổ chức, hướng dẫn nhiều hoạt động giáo dục cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát huy năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và năng lực tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển. Quả thật, nhiệm vụ của CBQL, GV ở trường phổ thông rất nặng nề, bởi ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và các hoạt động giáo dục họ còn chịu áp lực từ nhiều phía từ nhà trường, gia đình và xã hội. Vì thế, việc tổ chức các hoạt động tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình GDPT năm 2018 để đáp ứng yêu cầu đổi mới là một nhiệm vụ cấp thiết. Muốn vậy, cần phải tổ chức và triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:
- Cần phải nâng cao nhận thức của toàn xã hội, trước hết là nội bộ các trường THCS, cán bộ, đảng viên nhằm tạo sự thống nhất và đồng thuận trong cách tiếp cận cũng như trong tổ chức triển khai thực hiện chương trình trình giáo dục phổ thông mới. Luôn quán triệt trong chương trình tổng thể nói chung và chương trình HĐTN, HN nói riêng phải phù hợp với quan điểm của Đảng đối với các vấn đề về mục tiêu, con đường phát triển nền tảng tư tưởng, về vai trò lãnh đạo của Đảng, về lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, về đường lối đối ngoại, đường lối văn hóa-văn nghệ, về chủ trương, thái độ đối với các vấn đề tác giả, tác phẩm... Công tác truyền thông đối với quá trình tổ chức triển khai thực hiện chương trình HĐTN, HN là một việc khó khăn và cũng là điểm nghẽn của ngành giáo dục nói chung và các trường THCS nói riêng. Do vậy, cần phải đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông thông qua việc thiết kế các sản phẩm truyền thông phù hợp với đối tượng nhằm tăng cường hiểu biết về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện chương trình HĐTN, HN; tạo sự yên tâm và đồng thuận trong đội ngũ cũng như toàn xã hội.
nhiệm vụ đào tạo tri thức các môn học và HĐTN, HN, đồng thời xác định HĐTN, HN trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu gắn với khẩu hiệu hành động “Học đi đôi với hành”, “Hàn gắn với môi trường sản xuất”. Phải gương mẫu thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung và các mục tiêu của HĐTN, HN nói riêng. Đồng thời nhận thức này phải được cụ thể hóa thành các văn bản quản lý, điều hành của đơn vị.
- Để nhận thức đúng, triển khai có hiệu quả HĐTN, HN trong nhà trường thì yếu tố quan trọng là công tác tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của CBQL, GV, HS và các lực lượng xã hội. Muốn vậy phải có nhiều hình thức khác nhau, vừa mang tính trực quan, vừa có nội dung sát với điều kiện KT-XH của địa phương. Thông qua con đường thông tin đại chúng nên cập nhật và phát thanh thường xuyên về HĐTN, HN trong nhà trường phổ thông, các nguồn thông tin trên internet là một phương tiện quan trọng để giúp cho giáo viên thấy được viễn cảnh phát triển của đất nước và địa phương. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề của giáo viên, những buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường, những buổi tổng kết rút kinh nghiệm của từng tổ, từng nhóm giảng dạy của giáo viên, hay thông qua các buổi sinh hoạt của Công đoàn, của Đoàn thanh niên để bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của HĐTN, HN ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
- Sự nhận thức đúng còn thể hiện ở việc CBQL, GV trong nhà trường phải cùng nhau xây dựng một kế hoạch cụ thể gắn với những tiêu chí đánh giá nhất định để làm cơ sở, làm mục tiêu để thực hiện có hiệu quả HĐTN, HN. Bên cạnh đó, sự nhận thức đúng cùng với kinh nghiệm quản lý sẽ giúp cho CBQL thực hiện có hiệu quả công tác phân công nhân sự phụ trách HĐTN, HN trong nhà trường phải là những người vừa hồng, vừa chuyên và có tâm huyết, nhận thức cao về trách nhiệm của mình trong việc giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản.
- Đưa nội dung HĐTN, HN vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên hằng năm của giáo viên, trong hoạt động bồi dưỡng chú trọng đẩy mạnh công tác tự bồi dưỡng của giáo viên. Để CBQL, GV tự bồi dưỡng có hiệu quả thì mỗi nhà trường cần thực hiện có hiệu quả 3 điều kiện chính sau:
+ Một là, mỗi nhà trường cần tạo thành cộng đồng học tập, tương tác hỗ trợ nhau để phát triển nghề nghiệp.
+ Thứ hai là, mỗi nhà trường phải xây dựng những hệ thống học liệu hỗ trợ một cách cập nhật thường xuyên. Trong hệ thống học liệu, ngoài những học liệu văn bản, các tài liệu ấn phẩm cần tận dụng và phát huy tối đa hệ thống tài liệu online của Bộ GD&ĐT để bồi dưỡng cho CBQL, GV.
+ Thứ ba là, phải xây dựng cho CBQL, GV về thói quen bồi dưỡng thường xuyên và biết cách tự bồi dưỡng. Muốn vậy cần:
Để làm cho mỗi CBQL, GV xuất hiện nhu cầu tự bồi dưỡng, thì yếu tố đầu tiên quyết định đó là họ phải ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp của mình trước học sinh, phụ huynh và xã hội.
Yếu tố thứ hai là CBQL, GV phải được đánh giá thường xuyên. Trong đánh giá thường xuyên thì tự đánh giá của CBQL, GV là quan trọng nhất, và đánh giá của tổ chức, đồng nghiệp.
Yếu tố thứ ba là CBQL, GV phải được khích lệ bằng những chính sách về vật chất và tinh thần, đồng thời những chính sách đó phù hợp với nhu cầu cuộc sống (khen thưởng, xét nâng lương trước thời hạn,…).
- HĐTN, HN là một nội dung mới nên các trường cần mời các chuyên gia trong lĩnh vực về nhà trường để trao đổi về việc triển khai HĐTN, HN ở các trường THCS theo định hướng phát triển của đất nước, hay hướng phát triển ngành nghề của địa phương và xã hội,... nhằm giúp cho CBQL, GV có thêm sự hiểu biết, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Biện pháp 3.2.1.2. Tổ chức nâng cao nhận thức về hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp cho học sinh và phụ huynh học sinh
Đối với HS, trước hết, bản thân mỗi người học sinh cần có thái độ chủ động, hợp tác, khơi dậy say mê học tập của chính bản thân mình, tự thấy được những hành vi và nhận thức của mình có tác động rất lớn đến kết quả của hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp. Chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tế để thấy rằng, một bộ phận không nhỏ học sinh trung học hiện nay có thái độ thụ động, lười biếng, thiếu ý chí vươn lên và mơ hồ về động cơ học tập. Ngoài ra, phần lớn học sinh chỉ chú trọng học tập kiến thức các môn học để ứng phó với các kì thi, do vậy thường rất ngại và thiếu nhiệt tình khi tham gia các HĐTN, HN. Đây là những trở ngại lớn có ảnh hưởng đến việc hoàn thành các mục tiêu của chương trình HĐTN, HN. Vì thế, cần phải giúp các em hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của HĐTN, HN đối với việc phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hay năng lực định hướng, lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của các em. Qua đó đòi hỏi các em phải thay đổi cách học như thế nào cho phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước và của địa phương hiện nay.
Thông qua các chương trình phát thanh của Liên Đội, của nhà trường cập nhật và phát thanh, truyền hình thường xuyên về vấn đề HĐTN, HN trong nhà trường phổ thông. Ngoài ra cán bộ, giáo viên phải chỉ dẫn cho các em cách truy tìm thông tin trên mạng internet, cho các em biết những địa chỉ của các kênh thông tin chính thống nói về cách tiếp cận và thực hiện chương trình GDPT mới nói chung và HĐTN, HN nói riêng, nói về ngành nghề và sự phát triển của ngành nghề trong nước và địa phương. Đây là con đường quan trọng và dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả thiết thực cho
các em học sinh.
Chú trọng việc thực hiện trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh thông qua các môn văn hóa theo đúng chỉ đạo chung của Bộ GD&ĐT và linh hoạt trong chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương vì nó mang lại hiệu quả thiết thực và thường xuyên nhất trong việc trang bị cho các em các kĩ năng, kiến thức nghề nghiệp.
Thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ, các buổi khai giảng và tổng kết năm học, để đề cao vai trò của HĐTN, HN trong nhà trường, và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm hàng đầu của năm học.
Tổ chức các chương trình, hội thi tìm hiểu về mục tiêu, nội dung chương trình HĐTN, HN để các em có cơ hội nắm sâu hơn về hoạt động, đồng thời đây cũng chính là một trong các hình thức giúp cho học sinh tự trải nghiệm thông qua tìm hiểu về hoạt động giáo dục.
Đối với PHHS, đây là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho HĐTN, HN trong nhà trường, với lực lượng đông đảo, giàu kinh nghiệm sống, hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau của xã hội, lại có điều kiện trực tiếp hàng ngày, hàng giờ với con em mình, từ đó sẽ cho các em một lời khuyên bổ ích. Do đó nhà trường nên thiết lập mối quan hệ mật thiết với gia đình, phổ biến nhiệm vụ năm học, cho các bậc phụ huynh thấu hiểu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc xem trọng HĐTN, HN trong nhà trường THCS hiện nay. Từ đó các bậc phụ huynh thấy được trách nhiệm lớn lao của mình trong việc giáo dục thế hệ trẻ nói chung và của con em họ nói riêng.
Thông qua con đường thông tin đại chúng (các đơn vị báo, đài phát thanh,...) nên cập nhật và phát thanh thường xuyên về tầm quan trọng của HĐTN, HN trong trường THCS hiện nay.
Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, ngoài việc thông báo cho phụ huynh biết kết quả học tập của các em thì nhà trường cần đưa vấn đề tổ chức HĐTN,