Thực trạng quản lý các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 67 - 69)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp cho học sin hở các

2.4.3. Thực trạng quản lý các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trả

a. Thực trạng quản lý các phương pháp, hình thức HĐTN cho học sinh THCS

Phương pháp, hình thức có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý nói chung, hiệu quả quản lý HĐTN nói riêng. Để tìm hiểu thực trạng quản lý phương pháp và hình thức HĐTN tại các trường THCS huyện Tây Giang, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các phương pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Kết quả cụ thể ở bảng 2.20.

Bng 2.20. Thc trng quản lý phương pháp và hình thức t chc HĐTN TT Các nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Tốt Khá TB Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1 Chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp tổ chức HĐTN 60 57,7 7 6,7 17 16,3 20 19,2 2 2 Chỉ đạo vận dụng kết hợp các phương pháp tổ chức HĐTN khác nhau 52 50,0 11 10,6 16 15,4 25 24,0 3 3

Có kế hoạch thăm lớp, dự giờ, rút kinh nghiệm cho GV về tổ chức HĐTN

83 79,8 14 13,5 4 3,8 3 2,9 1

4 Bồi dưỡng thường xuyên về tổ

chức HĐTN cho GV 31 29,8 10 9,6 13 12,5 50 48,1 4

Biểu đồ 2.16. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN

Kết quả khảo sát ở bảng 2.20 và biểu đồ 2.16 cho thấy: Trong các nội dung trên, quản lý hình thức, phương pháp còn hạn chế nhất là “Bồi dưỡng thường xuyên về tổ chức HĐTN cho học sinh”. Một trong nội dung còn hạn chế tiếp theo là Nội dung “Chỉ

đạo vận dụng kết hợp các phương pháp tổ chức HĐTN khác nhau” cũng có hiệu quả thấp. Thực tế tại các trường THCS huyện Tây Giang hiện nay, đã kết hợp các hình thức phương pháp song vẫn còn những hạn chế chưa mang lại hiệu quả của hoạt động việc bồi dưỡng cho GV về tổ chức HĐTN còn hạn chế nên công tác chuyên môn về HĐTN chưa đạt kết quả cao.

Tóm lại, qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy việc quản lý phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN mới chỉ thực hiện trên lớp, giờ học, những hoạt động học có tính chất bề nổi được thực hiện ở mức độ thường xuyên; đối với những hoạt động đi vào chiều sâu, yêu cầu cao hơn ở sự chuẩn bị về nội dung và hình thức thể hiện, cũng như lực lượng phối hợp ít được thực hiện thường xuyên, thậm chí có trường chưa thực hiện bao giờ.

b. Thực trạng quản lý các phương pháp, hình thức HĐHN cho học sinh THCS

Bng 2.21. Thc trng quản lý phương pháp, hình thức t chức HĐHN TT Các nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Tốt Khá TB Chưa tốt SL % SL % SL % SL %

1 GV chủ nhiệm tiếp xúc với cha

mẹ học sinh. 23 22,1 18 17,3 55 52,9 8 7,7 3

2 Nhà trường tiếp xúc với toàn

thể cha mẹ học sinh. 22 21,1 19 18,3 55 52,9 8 7,7 3 3 Các đơn vị liên kết thực hiện

công tác tư vấn. 73 70,2 14 13,5 13 12,5 4 3,8 2 4

Thành lập phòng tham vấn hướng nghiệp/ góc hướng nghiệp trong nhà trường.

23 22,1 18 17,3 57 54,8 6 5,8 3

5 Thông qua các hoạt động khác 87 83,7 10 9,6 4 3,8 3 2,9 1

Qua kết quả điều tra thực trạng thực hiện các phương pháp và hình thức HĐHN ở các trường THCS huyện Tây Giang hiện nay tại bảng 2.21 và biểu đồ 2.18 cho thấy khâu tổ chức thực hiện các hoạt động trong nhà trường nhằm thu hút sự hứng thú ở HS chưa được nhà trường quan tâm, đầu tư như: các hình thức HĐHN qua hoạt động ngoại khóa, cho HS tham quan hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, tổ chức các HĐTN,... những hình thức HĐHN thông qua các môn học và qua lao động sản xuất cũng ít được nhà trường chú trọng, thiếu sự hướng dẫn, thiếu sự kiểm tra việc thực hiện các hình thức này, chủ yếu nhà trường chỉ theo dõi phân công và việc thực hiện đủ số tiết một cách máy móc qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp được thể hiện trên kế hoạch hay trên sổ đầu bài, mặc cho việc giảng dạy như thế nào và thời lượng ra sao tùy GV tự sắp xếp miễn sao đủ số tiết qui định và đủ hết các chủ đề. Song, qua phỏng vấn các CBQL, phần lớn đều cho rằng: hướng nghiệp thông qua các môn học còn có sự bất cập, thể hiện sự không đồng bộ, không khả thi ở chỗ GV bộ môn gặp khó khăn về mặt thời lượng, khó khăn về mặt kiến thức hướng nghiệp, nên GV thường không chịu khó đầu tư vào việc lồng ghép nội dung GDHN vào nội dung bài giảng. Nội dung hướng nghiệp thông qua lao động sản xuất các nhà trường chỉ tổ chức cho các em lao động vệ sinh trường, lớp, việc này không có tác dụng GDHN cho HS, còn hoạt động lao động công ích thì nhà trường không có điều kiện tổ chức cho HS bởi thời gian và quỹ CSVC chưa đảm bảo.

Nhìn chung, công tác quản lý việc thực hiện phương pháp và hình thức HĐHN trong các trường phổ thông chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, các trường đã bỏ ngỏ các hình thức GDHN thực tiễn, sinh động. Vì vậy, theo đánh giá chung qua các hình thức HĐHN trong các nhà trường phổ thông chưa đem lại hiệu quả trong việc lựa chọn ngành, nghề của các em HS. Để nâng cao hiệu quả HĐHN ở các trường, thì các nhà quản lý cần sớm đề ra các biện pháp hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)