7. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp cho học sin hở các
2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện cơ sở vật chất tổ chức hoạt động trả
nghiệm, hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS
a. Thực trạng quản lý các điều kiện cơ sở vật chất tổ chức HĐTN cho học sinh THCS
Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường là những phương tiện cần thiết để học sinh tự học thuận lợi, dễ dàng, hiểu nhanh, nhớ lâu; để giáo viên giảm thiểu trình bày, diễn đạt, dành thời gian tổ chức cho học sinh tiếp cận, tương tác, trải nghiệm, chủ động tìm tòi, sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức và rèn luyện kỹ năng. Đặc biệt, đối với CSVC phục vụ cho HĐTN phải đảm bảo tính cập nhật, thực tế, phù hợp với đời sống hằng ngày và hấp dẫn, thu hút được HS học tập, cố gắng tránh sự vay mượn giả tạo làm mất tính khoa học, xa rời thực tế và không hấp dẫn, không thu hút được HS. Để có cơ sở dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát CBQL, GV về CSVC phục vụ cho HĐTN cho HS ở các trường THCS huyện Tây Giang và thu được kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.22.
Bảng 2.22. Thực trạng các điều kiện phục vụHĐTN TT Các nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Tốt Khá TB Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1 Trang bị các tủ đựng hồ sơ từng tổ, trang bị đầy đủ đồ dùng, thiết bị, tài liệu cho HĐTN
10 9,6 78 75,0 16 15,4 0 0 1
2 Chuẩn bị điều kiện tài chính,
CSVC, thiết bị cho HĐTN 9 8,7 40 38,5 25 24,0 30 28,8 6
3
Chỉ đạo bộ phận thư viện làm tốt công tác bạn đọc, giới thiệu sách báo cho học sinh, phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề cho học sinh các khối lớp,...
9 8,7 71 68,2 15 14,4 9 8,7 2
4
Huy động các nguồn lực từ chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh.
8 7,7 43 41,4 25 24,0 28 26,9 5
5 Xây dựng môi trường, cảnh
quan đảm bảo tính sư phạm 7 6,7 51 49,0 22 21,2 24 23,1 4 6
Xây dựng đội ngũ cán bộ, GV có năng lực, kỹ năng, kiến thức trong tổ chức các HĐTN
10 9,6 30 28,8 27 26,0 37 35,6 7
7
Phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong tổ chức HĐTN cho học sinh
7 6,7 66 63,5 20 19,2 11 10,6 3
Biểu đồ 2.18. Thực trạng các điều kiện phục vụ HĐTN
HĐTN hiệu quả, các ý kiến đánh giá của CBQL, GV được thể hiện ở bốn mức độ thực hiện: “Chưa tốt, Trung bình, Khá, Tốt”. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số CBQL, GV đánh giá các yếu tố đảm bảo ở mức độ trung bình, khá, cá biệt có một số CBQL, GV đánh giá mức độ yếu. Cụ thể như sau:
- Yếu tố được các nhà trường đảm bảo tốt nhất là “Trang bị các tủ đựng hồ sơ từng tổ, trang bị đầy đủ đồ dùng, thiết bị, tài liệu cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo” đứng thứ nhất với 84,6% CBQL, GV đánh giá Khá và Tốt.
- Với 76,9% CBQL, GV đánh giá Khá và Tốt cao thứ 2 “Chỉ đạo bộ phận thư viện làm tốt công tác bạn đọc, giới thiệu sách báo cho học sinh, phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề cho học sinh các khối lớp...”.
- Các điều kiện về “Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có năng lực, kỹ năng, kiến thức trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Chuẩn bị điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo” còn chưa được các Nhà trường chú trọng. Đây là một trong những điều kiện rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả HĐTN, tuy nhiên các yếu tố này lại chưa được chú trọng. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và quản lý cho tổ trưởng chuyên môn, đây là điều rất cần thiết vì thông qua chương trình đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp, nội dung tổ chức HĐTN nâng cao được năng lực quản lý, năng lực sư phạm, kỹ năng tổ chức, chăm sóc, giáo dục cũng như kỹ năng dạy trực quan, .. .cũng vì quá trình đào tạo ở trong trường sư phạm mới chỉ cung cấp cho người giáo viên kiến thức vốn tối thiểu để dạy học và giáo dục. Trình độ tài năng sư phạm chỉ có thể đạt được khi tiến hành hoạt động sư phạm một cách tự giác, độc lập, khi thường xuyên rút kinh nghiệm về hoạt động sư phạm của bản thân và đồng nghiệp và khi không ngừng học hỏi.
Như vậy, để thực hiện HĐTN đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Bên cạnh đó, cần có các chính sách riêng nhằm khen thưởng, động viên GV giỏi đạt thành tích cao, hay các chính sách đãi ngộ đặc thù cho GV tham gia tích cực HĐTN và có sáng kiến kinh nghiệm. Kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để xây dựng biện pháp thực hiện ở chương 3 của đề tài.
b. Thực trạng quản lý các điều kiện cơ sở vật chất tổ chức HĐHN cho học sinh THCS
Qua quan sát thực tế HĐHN ở các trường THCS huyện Tây Giang cho thấy, hầu hết các trường không có phòng truyền thống cung cấp những thông tin về HĐHN, còn thư viện các trường đã có tài liệu có nội dung HĐHN, nhưng ít được HS biết đến hoặc có biết đến HS cũng ít đến thư viện để đọc hay tìm hiểu về hoạt động này. Thêm vào đó, các tài liệu, sách báo, tạp chí, tư liệu có liên quan đến HĐHN lại quá ít, chủ yếu các em chỉ chú trọng đến những sách và tài liệu có liên quan đến các môn văn hóa, nhiều điều kiện phục vụ cho HĐHN cho HS còn chưa đảm bảo thể hiện ở kết quả khảo sát CBQL, GV ở bảng 2.23.
Bảng 2.23. Thực trạng các điều kiện phục vụHĐHN TT Nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Rất tốt Tốt Khá tốt Chưa tốt SL % SL % SL % SL %
1 Huy động nguồn kinh phí dành
cho HĐHN. 7 6,7 15 14,4 50 48,1 32 30,8 4
2 Bố trí thời gian hợp lý cho
HĐHN. 15 14,4 27 26,0 47 45,2 15 14,4 1
3 Các điều kiện về CSVC phục vụ
cho HĐHN. 8 7,7 17 16,3 56 53,9 23 22,1 3
4 Các trang thiết bị và phương
tiện phục vụ cho HĐHN. 10 9,6 19 18,3 55 52,9 20 19,2 2
Biểu đồ 2.19: Thực trạng các điều kiện phục vụ HĐHN
Qua bảng 2.23 và biểu đồ 2.19, ta nhận thấy GDHN là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích hình thành ở HS năng lực hành động, phát triển ở các em tính tích cực, năng lực tư duy nhằm đào tạo ra những con người năng động, thích ứng với những biến động xã hội trong thời đại mới. Do đó, ở các trường phổ thông, cùng với việc lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện HĐHN, lựa chọn những hình thức tổ chức phù hợp với các chủ đề định sẵn theo nội dung phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT, đòi hỏi nhà trường phải có đủ điều kiện CSVC, tài liệu và thiết bị để phục vụ tốt cho công tác hướng nghiệp. Thông tin, tư liệu, các cơ sở dữ liệu... là những công cụ và phương tiện hỗ trợ đắc lực cho hiệu quả của công tác hướng nghiệp trong nhà trường. Đồng thời, để khích lệ cho GV phụ trách tốt HĐHN và tạo sự hứng thú cho GV khi làm nhiệm vụ thì nhà trường cần huy động nguồn kinh phí từ địa phương, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn,... để bồi dưỡng cho GV tham gia HĐHN và hỗ trợ kinh phí tổ chức những hoạt động có liên quan đến vấn đề hướng nghiệp, tư vấn nghề, tham quan học tập,...
đúng mức so với nhu cầu thực tế của các trường. Như đã phân tích ở trên, muốn tổ chức thành công HĐHN, đòi hỏi phải có các trang thiết bị phục vụ như máy chiếu, phim ảnh, tư liệu, sản phẩm,... Đây là những phương tiện thiết yếu giúp GV có thể giới thiệu về các ngành nghề cụ thể, lợi ích của từng loại hình nghề trong xã hội mà có khi HS chưa từng biết qua, cũng như những ứng dụng thực tế của các ngành nghề đang có nhu cầu phát triển tại địa phương và trong cả nước. Vì vậy, lãnh đạo các nhà trường cần có biện pháp khắc phục và đề xuất với các cấp chính quyền, lãnh đạo cấp trên nên quan tâm nhiều hơn về điều kiện CSVC phục vụ HĐHN cho HS một cách kịp thời, đầy đủ và hợp lý so với quy mô hiện tại của từng trường, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐHN ở các trường THCS trong điều kiện hiện nay.
2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động trải nghiệm, hoạt động hướng nghiệpcho học sinh THCS