7. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát tình hình KT-XH và GD&ĐT của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
2.2. Khái quát tình hình KT-XH và GD&ĐT của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam Quảng Nam
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện KT-XH của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Huyện Tây Giang nằm ở phía tây bắc tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Tam Kì 190 km. Năm 2003, huyện Tây Giang được tái lập theo Nghị định 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Hiên trước đây thành 2 huyện Đông Giang và Tây Giang, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Đông Giang.
- Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. - Phía Nam giáp huyện Nam Giang.
- Phía Bắc giáp các huyện A Lưới và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Huyện Tây Giang diện tích 904,70 km², thành phần dân tộc chủ yếu là người Cơtu (95%). Dân cư Tây Giang sống rất phân tán, phần lớn tập trung ven suối trong những khu rừng sâu. Đây là huyện thưa dân nhất Quảng Nam và là một trong những huyện có dân số thấp nhất Việt Nam.
Thời điểm mới chia tách huyện, Tây Giang phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức: xuất phát điểm về kinh tế và kết cấu hạ tầng thấp kém, giao thông không thuận lợi, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, đời sống của đại đa số nhân dân còn nghèo đói, một số phong tục tập quán còn lạc hậu ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, KT-XH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực.
Theo báo cáo của UBND huyện Tây Giang, năm 2019, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước 141,177 tỷ đồng, đạt 106,70% kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 181,4 tỷ đồng, đạt 103,3% kế hoạch; thu nhập bình quân đầu người là 22,35 triệu đồng, tăng 8,3% so với năm 2018. Đặc biệt trên lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã thanh toán 41 công trình hoàn thành, 41 công trình chuyển tiếp và 78 công trình khởi công mới, tỷ lệ giải ngân đạt 89,50% kế hoạch. Tổng thu NSNN ước thực hiện gần 683,6 tỷ đồng, đạt 173% dự toán đầu năm, trong đó thu phát sinh kinh tế là 12,7 tỷ đồng, đạt 71,43% dự toán. Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm, điều kiện khám chữa bệnh của người dân được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể được chú trọng. Tình hình an ninh biên giới và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách của Trung ương, tỉnh đã góp phần đáng kể vào kết quả trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. Qua sơ bộ điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2019, toàn huyện có 1.954 hộ nghèo (chiếm 38,56%), giảm 165 hộ nghèo (chiếm 4,58%); hộ cận nghèo 98 hộ (chiếm 1,93%), giảm 21 hộ (chiếm 0,49%).
Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, người dân vẫn còn tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, ít áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ nên các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển chậm, năng suất thấp. Nguồn vốn đầu tư hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư lớn; một số dự án đã hoàn thành nhưng chưa được bố trí vốn, vốn thấp so với tổng mức được duyệt. Việc bố trí, giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với hệ cử tuyển.
2.2.2. Tình hình GD&ĐTcủahuyện Tây Giang
a. Quy mô, mạng lưới trường lớp
Tính đến năm 2020, toàn huyện Tây Giang có 21 trường học gồm: 04 trường THCS trong đó có 01 trường PTDTNT và 03 trường PTDTBT, 10 trường Tiểu học, 7 trường Mầm non.
Bảng 2.2. Quy mô mạng lưới trường lớp huyện Tây Giang năm học 2019-2020
Cấp học Số trường
Số lớp, nhóm
TS học
sinh Nữ Dân tộc Tuyển
mới
MN 7 74 1415 8467 1302 318
Tiểu học 10 112 2009 1268 1967 421
THCS 4 42 1495 978 1479 374
Cộng 21 228 4919 10713 4748 1113
Trong những năm qua, quy mô phát triển mạng lưới trường lớp huyện Tây Giang nhìn chung khá ổn định. Tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh hàng năm đạt 99,6% trở lên; tỷ lệ chuyển cấp đạt 98,9%; đối với bậc học THCS, tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 hàng năm đều đạt từ 98% đến 100% trên tổng số HS hoàn thành bậc Tiểu học.
b. Phổ cập chất lượng giáo dục
Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS duy trì vững chắc và chất lượng được nâng cao qua từng năm; phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi được quan tâm đúng mức, đến năm 2019 cả 07 đơn vị trong huyện đã được Bộ GD-ĐT kiểm tra và công nhận đã hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
c. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo: Tính đến năm học 2019-2020, Tổng số cán bộ công chức, viên chức toàn ngành: 523 người.
Trong đó: cán bộ quản lý: 54 người, nhân viên 103 người; giáo viên Mẫu giáo: 92 người; giáo viên tiểu học: 174 người; giáo viên trung học cơ sở; 92 người; cán bộ công chức Phòng GD&ĐT: 8 người.
Bảng 2.3. Thống kê sốlượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên huyện Tây Giang năm học 2019 – 2020
Bậc học Tổng số Chia ra Đảng viên
BGH Giáo viên Nhân viên
Mầm non 139 16 92 31 59
Tiểu học 241 25 174 42 119
THCS 135 13 92 30 67
Cộng 515 54 358 103 245
d. Cơ sở vật chất - thiết bịtrường học
CSVC, thiết bị trường học từ Mầm non đến THCS của 10 đơn vị xã trên địa bàn huyện Tây Giang đã được chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng. Các trường học đã có nhiều cố gắng trong việc huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, cha mẹ học sinh cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để xây dựng phòng học và mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học, đảm bảo yêu cầu tối thiểu để các trường thực hiện nhiệm vụ năm học.
e. Chất lượng giáo dục
Chất lượng GD&ĐT của huyện Tây Giang trong những năm qua luôn được đánh giá là một trong những đơn vị có chất lượng giáo dục phát triển ổn định trong các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Tỷ lệ HS xếp loại học lực khá giỏi hàng năm đều đạt ở mức từ 30% đến trên 35%; tỷ lệ HS xếp loại học lực yếu kém ở mức dưới 8%.
2.2.3. Tình hình giáo dục cấp THCS của huyện Tây Giang
a. Quy mô trường lớp, học sinh
Tính đến tháng 5/2020, huyện Tây Giang có 04 trường THCS (trong đó có 01 trường PTDTNT). Tổng số HS bậc THCS có 1495 HS, trong đó có HS nữ có 978 HS chiếm tỷ lệ 65,4%, HS DTTS có 1479 HS chiếm tỷ lệ 98,9%.
Bảng 2.4. Quy mô phát triển trường lớp THCS huyện Tây Giang trong
3 năm gần đây
TT Năm học Tổng số lớp TSHS Trung bình HS/lớp Ghi chú
1 2017-2018 53 1518 28,6 Tăng 281 HS
2 2018-2019 45 1484 32,9 Giảm 34 HS
3 2019-2020 42 1495 35,6 Tăng 11 HS
b. Cơ sở vật chất - thiết bịtrường học
Điều kiện về CSVC và các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học nhìn chung đáp ứng được cơ bản yêu cầu dạy và học. Các trường THCS có đủ phòng học phục vụ cho hoạt động giảng dạy; hầu hết các trường đều có phòng máy vi tính và được kết nối internet, có 1/4 trường đã xây dựng nhà đa chức năng phục vụ cho các hoạt động tập thể và ngoài giờ lên lớp…
Những năm gần đây các trường đã đầu tư mua sắm thiết bị dạy học hiện đại nhưng để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong tình hình hiện nay thì vẫn còn nhiều bất cập. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.
c. Chất lượng giáo dục của các trường trung học cơ sở
Trong các năm học gần đây, chất lượng giáo dục các trường THCS trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Chất lượng đội ngũ CBQL và GV cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDPT. CSVC của các trường THCS không ngừng được cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa… Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT trong tình hình mới, giáo dục THCS huyện Tây Giang cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS; chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện chương trình GDPT theo định hướng phát triển năng lực HS.