7. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp cho học sin hở các trường THCS
2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp cho học sinh
THCS
a. Thực trạng về nội dung HĐTN cho học sinh THCS
Để tìm hiểu thực trạng nội dung HĐTN cho học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL, GV về mức độ thực hiện chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của CBQL, GV và HS kết quả được thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Mức độ thực hiện các nội dung HĐTN TT Các nội dung HĐTN Mức độ thực hiện Thứ bậc Chưa
bao giờ thoảngThỉnh Thường xuyên
Rất thường
xuyên
SL % SL % SL % SL %
1 Củng cố mở rộng kiến thức đã học 0 0 9 8,7 14 13,4 81 77,9 1 2 Giáo dục đạo đức lối sống 16 15,4 12 11,5 15 14,4 61 58,7 3 3 Kiến thức kỹ năng hoạt động xã
hội, giải quyết vấn đề thực tế 5 4,8 10 9,6 12 11,5 77 74,1 2 4 Giáo dục kỹ năng sống. 22 21,2 17 16,3 16 15,4 49 47,1 5 5 Cập nhật tin tức văn hóa xã hội, 30 28,8 19 18,3 11 10,6 44 42,3 6 6 Giáo dục truyền thống 32 30,8 19 18,3 13 12,5 40 38,4 7 7 Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng
thực hành, trải nghiệm 18 17,3 11 10,6 17 16,3 58 55,8 4
Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.3 cho thấy:
Nội dung “Củng cố kiến thức đã học” trong HĐTN cho HS đều được hầu hết giáo viên quan tâm và thực hiện thường xuyên (77,9% CBQL, GV nhận định), đây là một điều rất tốt cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục cho HS trong nhà trường.
Thầy Lê Công H (Tổ trưởng tổ Tự nhiên-Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng) chia sẻ: Với nội dung “Củng cố mở rộng kiến thức đã học” thì được các GV đều thực hiện tốt dưới sự chỉ đạo của phòng, nhà trường. Việc củng cố kiến thức nhằm giúp các em HS nắm vững được các kiến thức đã học và đồng thời để các em biết học một cách logic với kiến thức cũ và mới. Với các nội dung: “Kiến thức kỹ năng hoạt động xã hội, giải quyết vấn đề thực tế; Giáo dục đạo đức lối sống; Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành, trải nghiệm” đều được thực hiện đồng đều.
Bên cạnh đó nội dung: “Giáo dục truyền thống; cập nhật tin tức văn hóa, xã hội”, ở 2 nội dung này chưa được quan tâm một cách thường xuyên. Thực trạng này cho thấy trong thời gian tới nhà trường cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng kiến thức văn hóa địa phương, cập nhật kiến thức mới để GV có đầy đủ kiến thức, năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung và HĐTN nói riêng.
Như vậy vẫn còn một số nội dung chưa được CBQL, GV và HS sử dụng thường xuyên điều này cũng ảnh hưởng đến việc giáo dục toàn diện cho HS. Vì vậy nhà trường cần có biện pháp tăng cường bồi dưỡng cho CBQL, GV nhận thức được tầm quan trọng của HĐTN và phát triển nội dung chương trình HĐTN.
b. Thực trạng về nội dung HĐHN cho học sinh THCS
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ phù hợp của nội dung chương trình GDHN
TT Mức độ phù hợp của nội dung chương trìnhGDHN RPH PH IPH KPH Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1
Phù hợp với nhu cầu, đặc điểm HS và điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương.
266 50,9 112 21,4 90 17,2 55 10,5 4
2 Là cơ sở khoa học cho HS
chọn nghề. 447 85,5 40 7,6 36 6,9 0 0 1
3
Trang bị một số nghề phổ biến, phù hợp, gần gũi với nhu cầu mà bản thân HS yêu thích.
346 66,2 105 20,1 50 9,5 22 4,2 2
4 Hình thành cho HS khả
Biểu đồ 2.4. Đánh giá mức độ phù hợp của nội dung chương trình GDHN
Qua bảng khảo sát 2.8 và biểu đồ 2.4 cho thấy:
Nội dung cần đạt được thông qua chương trình GDHN là HS xác định được tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai; nắm bắt những thông tin cơ bản về phương hướng phát triển KT-XH của đất nước nói chung và địa phương nói riêng; thông tin về thế giới nghề nghiệp; thị trường lao động;... Để truyền tải được nội dung đó Bộ GD&ĐT đã ban hành sách giáo khoa GDHN và quy định thời gian chương trình HĐHN cho HS khối 9 là 9 tiết/năm học. Tuy nhiên, chương trình GDHN đòi hỏi ở từng đối tượng HS, từng vùng miền cần những thông tin thế giới nghề nghiệp khác nhau và sự thay đổi của thời đại 4.0 nên nội dung chương trình hiện nay cần điều chỉnh, bổ sung để kịp thời cập nhật các thông tin cần thiết giúp định hướng việc chọn lựa nghề nghiệp cho các em.