7. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp cho học sin hở các trường THCS
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và học sinh về hoạt động trả
nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS
a. Thực trạng về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đối với HĐTN
Để đánh giá được thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh THCS về HĐTN, từ đó đánh giá vai trò của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THCS huyện Tây Giang. Chúng tôi nêu các câu hỏi số trong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV và HS, kết quả khảo sát nội dung này thể hiện bảng 2.5.
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV, HS vềHĐTN trong nhà trường
TT Nội dung tượngĐối
Mức độ Thứ bậc Rất tốt Tốt Khá tốt Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1
Giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiếnthức học được vào thực tiễn CBQL, GV 97 93,3 4 3,8 3 2,9 0 0 1 HS 289 69,0 57 13,6 40 9,5 33 7,9 2 Hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh
CBQL, GV 91 87,5 7 6,7 3 2,9 3 2, 9 2 HS 275 65,6 51 12,2 52 12,4 41 9,8 3
Tạo điều kiện để học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới CBQL, GV 45 43,3 8 7,7 17 16,3 34 32,7 8 HS 158 37,7 35 8,3 61 14,6 165 39,4 4
Giúp học sinh có hoặc có khả năng độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng
CBQL, GV 88 84,6 8 7,7 5 4,8 3 2,9 3 HS 254 60,6 47 11,2 65 15,5 53 12,7 5 Học sinh có thể độc lập tìm ra biện pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề. CBQL, GV 61 58,7 9 8,6 11 10,6 23 22,1 5 HS 207 49,4 51 12,2 48 11,4 113 27,0 6
Tăng cường tính sáng tạo, phát triển năng lực khám phá của học sinh CBQL, GV 57 54,8 12 11,5 9 8,7 26 25,0 6 HS 200 47,7 43 10,3 47 11,2 129 30,8 7 Phát huy năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống của học
sinh
CBQL,
GV 51 49,0 10 9,6 13 12,5 30 28,9 7 HS 163 38,9 41 9,8 57 13,6 158 37,7
8 Nâng cao năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân
CBQL,
GV 86 82,7 5 4,8 6 5,8 7 6,7 4 HS 213 50,8 48 11,5 59 14,1 99 23,6
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.5 và biểu đồ 2.1 cho thấy:
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng HĐTN này có vai trò rất quan trọng. Ý nghĩa quan trọng nhất được CB, GV và HS đánh giá là “Giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn”. Tính ưu việt của HĐTN cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước, HS tham gia vào các HĐTN tăng cường khả năng sáng tạo cho học sinh, học đi đôi với hành, mỗi học sinh phải được hành động với kinh nghiệm cá nhân, đưa ra các sáng kiến trải nghiệm từ thực tế, không ngừng sáng tạo, nuôi dưỡng tính sáng tạo, ham học hỏi của bản thân. Những hoạt động trải nghiệm thực tế này sẽ làm thay đổi cả nhận thức và hành động của học sinh, là cơ hội để các em thể hiện năng lực sáng tạo của mình, giúp các em biết trân trọng giá trị cuộc sống, định hướng được tương lai cho bản thân, đồng thời hoạt động trải nghiệm cũng phát huy năng lực hợp tác đoàn kết ở các em.
Vai trò thứ hai được CBQL, GV và HS đánh giá cao là “Giúp học sinh có hoặc có khả năng độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng”. Điều này cho thấy đội ngũ CBQL, GV và NV nhà trường đã nhận thức rõ về vai trò của việc bồi dưỡng năng lực định hướng cho HS.
So sánh đánh giá của CBQL, GV và HS ít có sự chênh lệch. Đánh giá của CBQL, GV đề cao vai trò, ý nghĩa HĐTN về “Giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn; Hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh”.
Trong đó, đánh giá của HS cũng thiên về vai trò, ý nghĩa của HĐTN là “Giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn; Giúp học sinh có hoặc có khả năng độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng”, tuy nhiên chưa đánh giá đúng các điểm “Tạo điều kiện để học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới; Phát huy năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống của học sinh”.
Mặc dù vậy, vẫn có số ít CBQL, GV và học sinh cho rằng HĐTN ít quan trọng. Thực tế này cho thấy một bộ phận nhỏ trong đội ngũ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. Tỷ lệ số người được hỏi đã xác định đúng về vai trò của HĐTN. Các văn bản hướng dẫn về HĐTN đã đến được với cán bộ, GV trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ CBQL, GV và HS chưa nắm chắc các văn bản hướng dẫn và còn lúng túng bị động về HĐTN.
b. Thực trạng về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đối với HĐHN
Ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, nếu mối quan tâm hàng đầu của CBQL, GV và PHHS trước đây là làm thế nào để nâng cao chất lượng, tăng tỉ lệ HS khá, giỏi, có hạnh kiểm tốt để chuẩn bị hành trang cho bậc học tiếp theo thì hiện nay đã có nhiều thay đổi trong nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng HS sau bậc THCS. Thông qua việc khảo sát về nhận thức của đội
ngũ CBQL, GV, HS, phụ huynh học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang đã thu được kết quả ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát việc nhận thức vềHĐHN
Đối tượng khảo sát Mức độ nhận thức CBQL GV PHHS HS SL % SL % SL % SL % Rất cần thiết 1 8,3 15 16,3 6 5 57 13,6 Cần thiết 9 75 57 62 29 24,2 245 58,5 Chưa cần thiết 2 16,7 20 21,7 55 45,8 80 19,1 Không cần thiết 0 0 0 0 30 25 37 8,8 Tổng cộng 12 100 92 100 120 100 419 100
Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát việc nhận thức về HĐHN
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.6 và biểu đồ 2.2 cho thấy:
Đối với CBQL và GV: Có 83,3% CBQL và 78,3% GV khẳng định HĐHN ở các trường THCS là rất cần thiết và cần thiết đã thể hiện sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động này trong nhà trường và nó phù hợp với các văn bản chỉ đạo, yêu cầu về đẩy mạnh công tác GDHN và phân luồng HS sau bậc học THCS. Bên cạnh đó, có 16,7% CBQL và 21,7% GV cho rằng HĐHN trong nhà trường THCS là chưa cần thiết; điều này cho thấy còn một bộ phận CBQL và GV chưa hiểu, chưa nhận thức đúng về vai trò của hoạt động này. Những nhận thức này cần được điều chỉnh thông qua công tác chỉ đạo, các hoạt động tuyên truyền, chia sẻ để tránh sự nhận thức lệch lạc và giúp đội ngũ nắm được bản chất, sự cần thiết của HĐHN trong nhà trường.
Đối với phụ huynh học sinh: Có 29,2% khẳng định HĐHN trong nhà trường là rất cần thiết và cần thiết, 45,8% nhận định chưa cần thiết và 25% cho rằng không cần thiết. Kết quả khảo sát này cho thấy đa phần phụ huynh học sinh chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của HĐHN trong nhà trường, họ cho rằng con em mình còn quá nhỏ để nhận thức, để đi vào con đường định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Điều này cũng thể hiện sự hiểu biết về HĐHN của phụ huynh chưa sâu sắc, họ thiếu một kênh thông tin cung cấp những kiến thức đầy đủ, toàn diện về mục tiêu, ý nghĩa và vai trò của hoạt động. Hơn nữa, sự khó khăn về kinh tế, sự vất vả mưu sinh với nghề nông và lao động phổ thông đã làm cho họ không có thời gian để quan tâm đến
con em mình. Vấn đề này đòi hỏi nhà trường phải thực hiện tốt công tác phối hợp, nhất là công tác tuyên truyền và hình thành các kênh thông tin trao đổi để họ có nhận thức đúng, từ đó mới có thể cùng phối hợp để thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp cho HS.
Đối với học sinh: Có 72,1% khẳng định HĐHN trong nhà trường là rất cần thiết và cần thiết cho thấy các em đã có nhận thức đúng và tích cực tham gia vào hoạt động. Bên cạnh đó có 19,1% nhận định chưa cần thiết và 8,8% cho rằng không cần thiết, đây là vấn đề đòi hỏi các nhà trường cần tác động nhiều hơn nữa để các em có nhận thức đúng hơn về lĩnh vực này.