7. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý HĐTN, HN cho học sin hở các trường THCS huyện Tây Giang,
3.2.3. Nhóm biện pháp các điều kiện hỗ trợ HĐTN, HN
a. Mục đích của nhóm biện pháp
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới và triển khai có hiệu quả HĐTN, HN trong chương trình GDPT 2018 đòi hỏi phải đảm bảo các điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực để tạo môi trường tương ứng với nội dung và hình thức đào tạo. Mục đích cơ bản của nhóm biện pháp là nhằm giúp cho các nhà trường xác định đúng các điều kiện quan trọng, cách thức huy động và phát huy nguồn lực chính là phát huy thế mạnh, sử dụng hiệu quả về con người (quản lí, GV, HS, phụ huynh) về tài chính, cơ sở vật chất, xử lí
tốt các thông tin nội bộ đồng thời khai thác các nhân tố bên ngoài: biến tiềm lực thành nguồn lực, tranh thủ tối đa sự ủng hộ từ bên ngoài để phát triển nhà trường và triển khai có hiệu quả HĐTN, HN cho học sinh THCS.
Về nhân lực cần phải có một đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn chuyên sâu và năng lực sư phạm, có kĩ năng trong tổ chức các hoạt động. Đồng thời phải huy động được nguồn nhân lực bên ngoài nhà trường cùng phối hợp, thực hiện có hiệu quả HĐTN, HN cho học sinh.
Về vật lực và tài lực cần tận dụng và phát huy tối đa công năng của khối CSVC và trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện có và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của mỗi nhà trường và nguồn huy động từ công tác xã hội hóa để xây dựng tốt cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, thiết bị dạy học nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp tổ chức HĐTN, HN nói riêng theo chương trình GDPT mới.
b. Nội dung và cách thực hiện
Biện pháp 3.2.3.1. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
HĐTN, HN là một trong những nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Để tổ chức hiệu quả HĐTN, HN đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương, hiệu trưởng các trường cần phát huy tốt vai trò của đội ngũ và huy động, phân phối được nguồn nhân lực bên ngoài một cách khoa học để vừa phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của hoạt động. Muốn vậy, các nhà trường THCS cần:
- Đối với nguồn nhân lực trong nhà trường
+ Đội ngũ CBQL, GV: Đây là nhân tố cơ bản, quyết định chất lượng của HĐTN, HN cho HS vì thế nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực hoạt động và truyền cảm hứng để họ thêm tâm huyết với nghề là một trong các nhiệm vụ then chốt khi triển khai hoạt động. Thông qua kết quả khảo sát và phân tích thực trạng về việc nhận thức, huy động đội ngũ tham gia vào các HĐTN và HĐHN cho HS tại các trường THCS huyện Tây Giang, để nâng cao chất lượng và hiệu quả việc huy động các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực trong nhà trường, chúng ta cần phải:
Xác định đúng vai trò chủ đạo của CBQL nhà trường để quản lý HĐTN, HN đi đúng hướng và đạt được các mục tiêu. Muốn vậy, CBQL cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về HĐTN, HN trong chương trình GDPT 2018, có kĩ năng thực hiện các chức năng quản lý. Đồng thời, chủ động vận dụng các kiến thức và kĩ năng đó vào thực tiễn quản lý HĐTN, HN ở đơn vị mình.
Hiệu trưởng mỗi nhà trường sẽ gánh trên vai trách nhiệm lớn trong việc tổ chức thực hiện dạy và học theo chương trình mới, đổi mới dạy học truyền thụ nội dung sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động. Trong chuẩn mới, hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với đơn vị mình quản lý. Trong nhà trường, hiệu trưởng vẫn giữ vai trò là người giáo viên, trực tiếp tham gia giảng dạy theo số tiết quy định nhằm giúp hiệu trưởng nắm được nội
dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác. Cụ thể, vai trò của hiệu trưởng được thể hiện ở những điểm sau khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới nói chungg và chương trình HĐTN, HN nói riêng:
. Hiệu trưởng với vai trò lãnh đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình mới.
. Trong quá trình đổi mới giáo dục rất cần khả năng lãnh đạo và hướng dẫn của hiệu trưởng, người đứng đầu tập thể. Hiệu trưởng không chỉ là người quản lý mà còn chịu trách nhiệm cả về chất lượng và hiệu quả giáo dục tại đơn vị mình.
. Hiệu trưởng là người có ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Quản trị hoạt động dạy học của hiệu trưởng có hiệu quả thì chất lượng giáo dục sẽ tăng và ngược lại.
. Dựa trên điều kiện thực tế của trường học, hiệu trưởng sẽ là người giám sát việc lên kế hoạch chương trình giảng dạy, giúp triển khai các hoạt động dạy học, giải pháp quản lý, đánh giá chất lượng giáo dục.
. Hiệu trưởng cần có những đánh giá thường xuyên và công bằng về hoạt động dạy học của giáo viên theo yêu cầu của chương trình mới.
. Tuyên dương khen thưởng những giáo viên đạt thành tích vượt trội là một trong những phương pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên. Có động lực làm việc, giáo viên sẽ tạo môi trường học tập đổi mới với việc lấy học sinh làm trung tâm mỗi tiết học.
. Hiệu trưởng với vai trò là người giám sát và hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học theo chương trình mới. Khi áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới, giáo viên sẽ rất cần đến sự hỗ trợ từ hiệu trưởng, sự hỗ trợ này sẽ giúp giáo viên hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy, triển khai kế hoạch thực hiện dạy học đảm bảo thời gian và đạt chất lượng cao nhất.
. Ngoài ra, hiệu trưởng còn giữ vai trò giám sát, giúp phát hiện và điều chỉnh kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình mới cho phù hợp.
Có thể nói, Hiệu trưởng được xem như là người thuyền trưởng, dẫn dắt, lèo lái cho cả con thuyền đi đến đích đã đề ra. Là người định hướng cho đội ngũ giáo viên trong quá trình dạy học để đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay. Vì thế, nếu mỗi hiệu trưởng ở các nhà trường phát huy tối đa vai trò của mình là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của việc triển khai nội dung HĐTN, HN trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, vai trò của người giáo viên cũng có những thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm nặng nề hơn. Giáo viên phải chuyển từ truyền thụ tri thức sang tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức, giúp các em hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực được quy định trong chương trình tổng thể. Vì thế các nhà trường cần xác định việc xây dựng các kế hoạch, giải pháp bồi dưỡng cho đội ngũ này là nhiệm vụ
chính yếu và chú trọng vào các vấn đề cơ bản sau:
. Giáo viên cần chú trọng dạy học phân hóa, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật dạy học; đồng thời có năng lực tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Yêu cầu hợp tác làm việc với đồng nghiệp chặt chẽ hơn, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ xã hội, với cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội khác...
. Yêu cầu đối với một nhà giáo mới là phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản vai trò của người thầy, từ chỗ chủ yếu là truyền thụ tri thức, thành người tổ chức, hướng dẫn học sinh học và tự học; giúp các em xây dựng niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Thông qua đó, đội ngũ giáo viên đã chuyển tải tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
. Để triển khai HĐTN, HN thì hiệu trưởng các trường phải cử CBQL, GV tham gia các nội dung tập huấn do Bộ, Sở, Phòng tổ chức và có kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng lại cho đội ngũ, khi bồi dưỡng cần chú đến sử dụng các GV có kinh nghiệm tổ chức các HĐTN và HĐHN tại trường đồng thời tranh thủ các nguồn lực khác trong và ngoài nhà trường để tổ chức các HĐTN, HN khi chưa có các giáo viên chuyên trách.
Cần tạo động lực học tập và sáng tạo cho GV, muốn vậy hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện các hoạt động sau:
. Khích lệ đổi mới nghề nghiệp bằng giải pháp quản lý để nhà trường trở thành tổ chức có văn hóa chất lượng, tổ chức biết học hỏi.
. Những sản phẩm đổi mới của cá nhân, nhóm giáo viên, tổ chuyên môn cần được chia sẻ nhân lên trong tập thể sư phạm nhà trường.
. Quản lý nhà trường phải tạo cơ hội cho giáo viên được giao lưu với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV nghiên cứu khoa học và các nhà trường phổ thông khác cùng địa bàn để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và HĐTN, HN nói riêng.
. Phải có những chính sách khích lệ, đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho những GV có nhiều sáng tạo nghề nghiệp. Đồng thời việc thực hiện chế độ ưu đãi, động viên, khuyến khích đội ngũ thực hiện HĐTN, HN để CBQL, GV tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, đầu tư công sức, thời gian để thiết kế và tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả gắn liền với điều kiện thực tiễn.
+ Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức chính trị-xã hội trong tổ chức HĐTN, HN: Công đoàn nhà trường có trách nhiệm động viên CBQL, GV trong nhà trường
tham gia các hoạt động theo kế hoạch của hiệu trưởng phê duyệt và chủ trì một số hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ với tổ chức Công đoàn. Tổ chức Đoàn (Đội) trong trường là bộ phận quan trọng nằm trong hệ thống HĐTN, HN của trường, là lực lượng thực hiện chủ trương, kế hoạch của trường thành những việc làm, những phong trào cụ thể một cách sôi nổi và thiết thực vì thế cần tích cực xây dựng các phong trào học tập, nếp sống văn minh của con người lao động cho học sinh trong trường, đồng thời động viên khuyến khích đoàn viên trong trường, tích cực xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho HĐTN, HN.
- Đối với các lực lượng ngoài nhà trường: Để phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia HĐTN, HN cho HS thì ngoài nội lực của nhà trường, hiệu trưởng phải chủ động xây dựng được cơ chế phối hợp hoạt động của các lực lượng bên ngoài nhà trường đòi hỏi có sự gắn kết và phát huy được vai trò của các bộ phận tham gia. Muốn vậy, phải tập trung vào các nhiệm vụ sau:
+ Chính quyền địa phương: Ngành giáo dục và các trường THCS không thể thực hiện được HĐTN, HN một cách có hiệu quả nếu không có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ngành, đoàn thể. Vì thế, hiệu trưởng cần tham mưu cho chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường thực hiện các HĐTN, HN, cung cấp thông tin về tình hình KT-XH, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu lao động và nhu cầu nguồn nhân lực, đồng thời cùng tham gia trong một số nội dung cần có sự phối hợp khi các trường có đề nghị.
+ CMHS: Để phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội trong tổ chức HĐTN, HN, cần phải tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh. Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, tập thể sư phạm nhà trường với ban đại diện CMHS có vai trò quan trọng trong tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của HĐTN, HN trong việc hình thành các phẩm chất, năng lực chung và năng lực định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn. Do đó, nhà trường cần trang bị cho CMHS những kiến thức về tâm lý, giáo dục, kinh tế, xã hội của HĐTN, HN; cần liên kết mật thiết với CMHS, giúp đỡ họ về mặt sư phạm, tận dụng và phát huy sức mạnh của học vào việc giúp đỡ con em mình. Hình thức tổ chức phối hợp như hội họp, hội thảo, gặp gỡ, trao đổi, các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh của địa phương, website của trường để CMHS hiểu rõ trách nhiệm của mình. Ngoài ra CMHS cũng là lực lượng có khả năng hỗ trợ rất lớn cùng với nhà trường khi tổ chức các HĐTN, HN cho HS.
+ Các đơn vị đào tạo nghề (Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc Miền núi Quảng Nam, Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Quảng Nam, …): Đây là các đơn vị có trách nhiệm phối hợp làm công tác phân luồng học sinh học sinh sau bậc THCS, có đội ngũ GV làm công tác dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp, có CSVC phục vụ cho HĐHN tốt; có mối quan hệ với các cơ sở sản xuất và kinh doanh. Do đó hiệu trưởng các trường cần liên kết chặt chẽ với các đơn vị này để vừa tranh thủ về CSVC, thiết bị vừa tranh thủ được đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp.
Biện pháp 3.2.3.2. Huy động các nguồn vật lực, tài lực trong và ngoài nhà
trường
Đối với các nhà trường, để thực hiện được định hướng triển khai HĐTN, HN trong chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi nhà trường coi việc quản lý có hiệu quả CSVC, phương tiện dạy học hiện có và huy động, quản lý nguồn kinh phí triển khai thực hiện các nội dung HĐTN, HN là công cụ quan trọng để tạo ra các hình thức linh hoạt vừa bảo đảm thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, của ngành GD, của địa phương, vừa bảo đảm tính linh hoạt trong huy động và quản lý nguồn kinh phí.
- Vật lực: Cơ sở vật chất-thiết bị phục vụ HĐTN, HN là điều kiện thiết yếu để HS tương tác, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục. Vì thế, các nhà trường cần rà soát đảm bảo về thực trạng CSVC-thiết bị hiện có để đưa ra các biện pháp sử dụng phù hợp.
+ Về tài liệu, nguồn thông tin HĐTN, HN: Tài liệu HĐTN, HN được Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, nội dung của các hình thức trải nghiệm, hướng nghiệp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội, đòi hỏi phải có thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm hỗ trợ GV thực hiện tốt các nội dung trong chương trình. Hơn nữa, nhiều nội dung trong HĐTN, HN luôn có sự biến động theo sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Do vậy, cùng với việc trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách GV, các trường cần phải có nguồn tài liệu tham khảo và nguồn thông tin HĐTN, HN được cập nhật thường xuyên để cung cấp cho GV và HS thực hiện thuận lợi các hình thức trải nghiệm, các nội dung hướng nghiệp.
+ Về CSVC, trang thiết bị, tài chính: 100% các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang là trường công lập, được ngân sách Nhà nước bảo đảm trong hoạt động. Tuy nhiên, nguồn kinh phí tự chủ hằng năm cấp cho các đơn vị hoạt động còn eo hẹp, ngay cả CSVC phục vụ công tác chuyên môn còn nhiều thiếu hụt nên việc đầu tư kinh