Nhóm biện pháp xây dựng chương trình HĐTN, HN phù hợp với thực tiễn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 86 - 96)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý HĐTN, HN cho học sin hở các trường THCS huyện Tây Giang,

3.2.2. Nhóm biện pháp xây dựng chương trình HĐTN, HN phù hợp với thực tiễn

a. Mục đích của nhóm biện pháp

Chương trình HĐTN, HN đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 nhưng nhà trường cần có kế hoạch biên soạn chương trình HĐTN, HN trên cơ sở phần cứng theo quy định của Bộ và phần mềm phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và tình hình phát triển KT-XH của địa phương, nhất là với đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số Cơtu chiếm trên 95% tại các trường THCS của huyện Tây Giang.

thực hiện đổi mới chương trình GDPT cho cấp THCS vào năm học 2021-2022 nên mục đích của nhóm biện pháp là nhằm để triển khai chương trình HĐTN, HN trong chương trình GDPT một cách có hiệu quả bằng cách xây dựng một chương trình gắn với thực tiễn về điều kiện KT-XH của địa phương, đồng thời chương trình phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung theo quy định chung và phải phù hợp với các nguồn lực hiện có của mỗi đơn vị, phải thu hút được HS tham gia các hoạt động, phải để cho các em có cơ hội khám phá và phát triển bản thân bởi các em được trực tiếp tham gia vào tất cả các hoạt động trải nghiệm do thầy cô tổ chức. Các em sẽ tìm thấy niềm đam mê và hứng thú của mình khi được kích thích sáng tạo, khơi dậy tiềm năng, phát huy tính cá thể, chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo. Từ đó có thêm động lực để học hỏi, phát triển bản thân, có năng lực định hướng nghề nghiệp.

b. Nội dung và cách thực hiện

Bin pháp 3.2.2.1. Xây dng kế hoch t chức HĐTN, HN cho hc sinh THCS

Xây dựng kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lý khoa học mà bất kỳ người quản lý nào cũng phải thực hiện. Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường đã được Hội đồng trường thông qua từ đầu năm học.

Khi khảo sát thực trạng nhận thấy ở các trường THCS, trong các năm qua chưa chú trọng xây dựng kế hoạch hoạt động động trải nghiệm, HĐGDHN. Các kế hoạch này chưa cụ thể hoặc xây dựng kế hoạch chưa khoa học nên việc tổ chức, chỉ đạo đội ngũ GV và HS thực hiện các hoạt động này còn kém hiệu quả, không đạt mục tiêu đề ra.

Mặt khác, HĐTN, HN là một nội dung mới nên việc xây dựng kế hoạch sẽ đưa hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp vào nề nếp, giúp nhà quản lý thực hiện tốt các chức năng quản lý, có sự phân phối nguồn lực hợp lý, đồng thời kế hoạch hóa sẽ tạo điều kiện cho các lực lượng tham gia quản lý, tổ chức, thực hiện có chất lượng HĐTN, HN, tránh được sự chồng chéo và mang lại hiệu quả cao. Vì thế, để công tác kế hoạch hóa HĐTN, HN mang tính khả thi và hiệu quả cao thì Hiệu trưởng nhà trường cần:

- Nắm vững các văn bản hướng dẫn của các cấp quản lý và tình hình KT-XH của địa phương để xác định đúng mục tiêu cần đạt được trong quá trình tổ chức HĐTN, HN cho học sinh.

- Trước khi lập kế hoạch HĐTN, HN, nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm là phân tích hiện trạng đơn vị mình để biết được những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm mạnh và điểm yếu khi tiến hành HĐTN, HN. Việc thực hiện bước này nhằm giúp cho đơn vị biết rõ trạng thái xuất phát của đối tượng quản lí, có căn cứ thực tiễn để xác định mục tiêu cũng như lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện của nhà trường. Vì vậy, nó đảm bảo cho kế hoạch HĐTN, HN có tính thực tiễn, tính phù hợp và tính khả thi.

- Việc xây dựng kế hoạch tổng thể dựa trên các văn bản chỉ đạo của cấp trên và các ý kiến đề xuất từ các tổ chuyên môn trong nhà trường, và cần tiến hành gặp gỡ với

HS, PHHS để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, sở thích để xây dựng kế hoạch phù hợp. Hiệu trưởng các trường khi xây dựng kế hoạch HĐTN, HN phải đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của từng năm học và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nội dung bản kế hoạch HĐTN, HN phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, đặt trong mối quan hệ với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường như kế hoạch dạy học, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, kế hoạch triển khai các nội dung giáo dục địa phương, kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên đáp ứng thực hiện chương trình GDPT mới vào năm học 2021-2022.

- Để kế hoạch HĐTN, HN thực hiện hiệu quả, đồng thời mang tính hệ thống, liên tục và ổn định, Hiệu trưởng các trường cần xây dựng kế hoạch các nguồn lực để đảm bảo tính khả thi và đạt được các mục tiêu đã xác định. Không có điều kiện về nguồn lực thì mục tiêu và kế hoạch đặt ra dù có hay đến mức nào cũng không thể thực hiện được.

Bin pháp 3.2.2.2. Xây dng mc tiêu ca HĐTN, HN phù hợp vi thc tin

nhà trường và điều kin KT-XH của địa phương

HĐTN, HN giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân, hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.

Với đặc thù là một huyện biên giới nằm ở vùng đặc biệt khó khăn, đại bộ phận là học sinh người dân tộc thiểu số Cơtu nên đòi hỏi các nhà quản lý phải xác định đúng các mục tiêu cơ bản của chương trình HĐTN, HN gắn với điều kiện cụ thể của từng nhà trường và mỗi địa phương, trong đó cần tập trung vào các mục tiêu cơ bản sau:

- Giúp học sinh tự nguyện tham gia vào các HĐTN, HN nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời tham gia các hoạt động quan tâm chia sẻ tới những người xung quanh trên cở sở hiểu hơn về họ sẽ giúp định hướng, hình thành cho các em ý thức cộng đồng và những phẩm chất cao đẹp mà một người công dân cần có.

- Học sinh tham gia vào các hoạt động và có cơ hội được trải nghiệm, sáng tạo, qua đó, nuôi dưỡng năng lực ứng phó một cách tích cực với môi trường đang dần biến đổi và thực hiện vai trò của một thành viên cấu thành nên xã hội.

- Học sinh tham gia một cách tự nguyện, thường xuyên vào các hoạt động câu lạc bộ, qua đó, giúp phát huy theo hướng sáng tạo sở thích và năng lực đặc biệt của các em, đồng thời, nuôi dưỡng năng lực hợp tác, đoàn kết trong học tập và xây dựng một tác phong luôn tìm tòi, sáng tạo.

- Giúp các em biết quan tâm, chia sẻ với những người những người xung quanh, hình thành thói quen sinh hoạt bảo vệ môi trường tự nhiên, và hơn thế nữa, giúp các em nhận ra giá trị của cuộc sống.

- Giúp các em phát hiện ra năng lực, tố chất và sở thích của bản thân, từ đó xây dựng bản sắc, cá tính riêng của mình, giúp các em biết lập kế hoạch và chuẩn bị cho hướng đi tương lai của bản thân, có năng lực định hướng nghề nghiệp.

Rõ ràng, mục tiêu của chương trình HĐTN, HN không phải là tri thức như các bộ môn khác nhưng nếu được triển khai thành công, nó sẽ mang đến niềm hi vọng mới cho nền giáo dục nước ta khi cùng một lúc chúng ta đào tạo được những thế hệ học sinh vừa giỏi về chuyên môn vừa đẹp về phẩm chất và giàu năng lực. Muốn vậy, việc xây dựng chương trình HĐTN, HN phù hợp với điều kiện KT-XH của mỗi địa phương là một việc làm quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi mỗi nhà quản lý phải nắm vững quan điểm xây dựng nội dung chương trình, đồng thời phải gắn liền với thực tiễn đời sống, có như vậy mới đạt được hiệu quả đề ra.

Bin pháp 3.2.2.3. Xây dng nội dung HĐTN, HN phù hợp vi vi thc tin

nhà trường và điều kin KT-XH của địa phương

Trong chương trình HĐTN, HN nội dung giáo dục theo chủ đề thường xuyên là loại hình tích cực nhất trong việc đạt được hầu hết các mục tiêu của chương trình đến từng cá nhân học sinh, các hình thức khác chỉ mang tính bổ trợ để hoàn thiện các phẩm chất và năng lực đang hình thành vì thế để đổi mới nội dung nhà trường cần lập kế hoạch và giao cho các GV có năng lực, các GV đã được đào tạo, bồi dưỡng xây dựng nội dung HĐTN, HN gắn với điều kiện thực tiễn của nhà trường, của địa phương và phù hợp với đối tượng HS. Mỗi giáo viên phụ trách thực hiện từ 2-3 chủ đề, trên cơ sở việc theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh của CBQL nhà trường, biện pháp này sẽ giúp cho nhà trường dần hoàn thiện chương trình HĐTN, HN phù hợp.

Bám sát nội dung chương trình về HĐTN, HN do Bộ GD&ĐT ban hành trong đó chú trọng đưa nội dung giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp tích hợp trong chương trình các môn học và hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục tích hợp khoa học- công nghệ-kỹ thuật-toán trong chương trình phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề của địa phương, đáp ứng thị trường lao động, chuẩn bị điều kiện đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nội dung HĐTN, HN ở cấp THCS tập trung vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh. Xác định đúng mục tiêu và các điều kiện thực tiễn về KT-XH của mỗi địa phương sẽ giúp CBQL các trường học xây dựng chương trình phù hợp. Nội dung HĐTN, HN phải xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan: triển khai các hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện hiện có, phù hợp với văn hóa địa phương, triển khai các nội dung mà xã hội và địa phương cần cho hôm nay và cho ngày mai chứ không chỉ dạy cái người thầy có, nhà trường có. Muốn vậy, nhà trường phải xây dựng chương trình giáo dục gắn với các nội dung trải nghiệm, hướng nghiệp thực tế để học sinh được tham gia gắn với các điểm tham quan, các di tích, các cơ sở sản xuất, … hiện có trên địa bàn huyện Tây Giang như: Rừng

quốc gia Pơmu, di tích hai cây đa sộp, địa đạo Axoò, làng truyền thống Cơtu, làng nghề thổ cẩm, …

Khi xây dựng nội dung HĐTN, HN gắn với thực tiễn sẽ giúp các em có điều kiện thuận lợi tìm hiểu về thế giới xung quanh khi được hòa mình vào môi trường sống với các hoạt động trải nghiệm thực tế. Ở đó, các em được đắm chìm trong vẻ đẹp của thiên nhiên, được khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử, được tìm hiểu những nét đẹp của quê hương, đất nước, con người, … Nhờ vậy, những tình cảm cao đẹp như yêu thiên nhiên, yêu nước, trân quý những giá trị của dân tộc hay lối sống có trách nhiệm được bồi dưỡng và vun đắp. Các năng lực chung và đặc thù sẽ được nuôi dưỡng qua mỗi giai đoạn giáo dục. Các năng lực đặc thù của HĐTN, HN như năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hay năng lực định hướng nghề nghiệp cũng được chú trọng bồi dưỡng cho học sinh. Bên cạnh đó, nhiều kĩ năng sẽ dần được hình thành cho học sinh thông qua các HĐTN, HN. Tất cả các phẩm chất, năng lực trên không chỉ là thước đo đánh giá sự tiến bộ của học sinh mà còn là nền tảng, hành trang vững chắc giúp các em có thể hoạch định con đường đi của mình trong tương lai, tự mình đưa ra những quyết định đúng đắn trong lựa chọn nghề nghiệp và vững tin theo đuổi ước mơ.

Mặt khác, cần chú ý xây dựng nội dung HĐTN, HN gắn với các môn văn hóa vì trong quan hệ với môn học khác, chương trình HĐTN, HN gắn với điều kiện thực tiễn về KT-XH của địa phương cũng có ý nghĩa rất lớn khi tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng. Mặc dù được thiết kế theo chức năng, nhiệm vụ và có mục tiêu riêng nhưng hoạt động giáo dục này có quan hệ tương trợ với các môn học khác, góp phần đạt mục tiêu chung của chương trình tổng thể.

Nội dung chương trình HĐTN, HN và những kì vọng được đặt ra về việc phát triển phẩm chất, năng lực và định hướng nghề nghiệp cho HS chính là viễn cảnh tương lai tươi sáng cho nền giáo dục nước nhà nói chung và của mỗi địa phương nói riêng. Tuy nhiên, để chạm tới vạch đích ấy, chúng ta sẽ phải trải qua một hành trình dài lâu và không hề dễ dàng với bao thách thức. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên tuy có lòng yêu nghề và tận tâm với sự nghiệp trồng người nhưng cũng cần có thời gian để trang bị thêm cho mình những phương pháp giảng dạy, tổ chức các HĐTN, HN có hiệu quả nhằm tránh cách làm hình thức, khuôn mẫu, chưa quyết liệt như hiện nay. Thực tế, khi thời gian đưa HĐTN, HN vào chương trình giáo dục phổ thông đã cận kề, nhiều thầy cô lo lắng làm thế nào để cùng một lúc làm tốt được hai nhiệm vụ: giảng dạy chuyên môn và tổ chức hoạt động trải nghiệm. Người giáo viên có vai trò rất lớn trong việc định hướng, phát hiện, tiếp năng lượng và truyền lửa cho học sinh, họ cần đam mê, tích cực trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh. Khi đã có một đội ngũ đủ hồng, đủ chuyên ta mới có cơ sở để tin vào sự thành công tất yếu của

chương trình HĐTN, HN. Vì thế khi xây dựng nội dung chương trình cần gắn trực tiếp với việc đào tạo và lựa chọn đội ngũ giáo viên phù hợp để thực hiện. Ở đây, biện pháp chủ yếu là phát huy năng lực sáng tạo, sở trường cá nhân của từng thành viên tham gia HĐTN, HN và tạo điều kiện phát triển tài năng, tận dụng tiềm năng sẵn có của đơn vị góp phần cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN, HN cho học sinh ở các trường THCS.

Bin pháp 3.2.2.4. Ch đạo la chn và vn dng có hiu qu các phương

pháp

Phương pháp giáo dục trong HĐTN, HN được thực hiện theo các định hướng chung để phát huy tính tích cực và tạo các điều kiện để học sinh được trải nghiệm, sáng tạo, … việc vận dụng các phương pháp được thực hiện một cách linh hoạt tùy vào điều kiện thực tiễn. Đây là một nội dung có tính gợi mở và giao quyền cho các nhà trường, là cơ hội nhưng cũng sẽ là thách thức lớn nếu các nhà trường không chủ động chọn lựa các phương pháp tổ chức phù hợp. Vì thế, mỗi nhà trường cần xác định cốt lõi của việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn không có nghĩa sẽ thay đổi hoàn toàn các phương pháp đã thực hiện trước đây, mà chúng ta vận dụng các phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 86 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)