7. Cấu trúc luận văn
3.3. Khảo nghiệm tính cấp cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
Mục đích khảo nghiệm là nhằm đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất để quản lý HĐTN, HN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Kết quả khảo nghiệm là cơ sở để điều chỉnh những biện pháp sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐTN, HN trong nhà trường.
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm
Để tiến hành khảo nghiệm, chúng tôi tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến đến CBQL và GV ở bốn trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang: Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Trường PTDTBT THCS Nguyễn Văn Trỗi, Trường PTDTBT THCS Nguyễn Bá Ngọc, Trường PTDTNT THCS Tây Giang (xem bảng 3.1).
Bảng 3.1. Bảng thống kê số phiếu trưng cầu ý kiến
STT Trường Số phiếu điều tra
CBQL Giáo viên
1 Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng 3 23
2 Trường PTDTBT THCS Nguyễn Bá Ngọc 3 21
3 Trường PTDTBT THCS Nguyễn Văn Trỗi 3 25
4 Trường PTDTNT THCS Tây Giang 3 23
Tổng cộng 12 92
3.3.3. Nội dung khảo nghiệm
Khảo sát và đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp thông qua trưng cầu ý kiến.
Trong phiếu trưng cầu ý kiến:
- Về tính cấp thiết của các nhóm biện pháp được đánh giá ở 4 cấp độ: rất cấp thiết (4 điểm), cấp thiết (3 điểm), ít cấp thiết (2 điểm), không cấp thiết (1 điểm).
- Về tính khả thi của các biện pháp cũng được đánh giá theo 4 mức độ: rất khả thi (4 điểm), khả thi (3 điểm), ít khả thi (2 điểm), không khả thi (1 điểm).
Quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện như sau:
- Tính điểm tỷ lệ ý kiến đánh giá ở từng mức độ cấp thiết (hoặc khả thi) của từng nhóm biện pháp.
- Tính điểm trung bình cộng của mức độ cấp thiết (hoặc khả thi) đối với từng nhóm biện pháp.
- Xếp thứ tự các nhóm biện pháp theo từng nội dung khảo nghiệm: mức độ cấp thiết và mức độ khả thi.
- Sử dụng công thức Spearman Brown là tính được rRB, qua đó đánh giá mức độ tin cậy của kết quả các dữ liệu thu được.
3.3.4. Tiến trình khảo nghiệm
Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện tiến hành khảo nghiệm, gồm: - Xây dựng phiếu phỏng vấn các đối lượng điều tra.
- In tài liệu và phiếu trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết, tính khả thi của các nhóm biện pháp cho các đối lượng điều tra.
Bước 2: Tiến hành gửi tài liệu, phiếu trưng cầu ý kiến tới những đối lượng điều tra và hỏi thêm một số ý kiến khác.
Bước 3: Thu phiếu điều tra, thống kê số liệu và xử lý kết quả điều tra, nêu ra những nhận xét.