7. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Vai trò của hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp cho học sinh THCS trong
Hoạt động trải nghiệm đối với cấp tiểu học và HĐTN, HN đối với cấp trung học. Đây là hoạt động bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 và cùng với các môn học hoạt động góp phần đạt được mục tiêu chung của chương trình giáo dục.
Hoạt động trải nghiệm đối với cấp tiểu học và HĐTN, HN đối với cấp trung học. Đây là hoạt động bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 và cùng với các môn học hoạt động góp phần đạt được mục tiêu chung của chương trình giáo dục.
Ở cấp trung học cơ sở, nội dung HĐTN, HN tập trung vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân (gồm các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình) vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.
Ở cấp trung học cơ sở, nội dung HĐTN, HN tập trung vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân (gồm các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình) vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.
Nhiệm vụ của HĐTN, HN là thực hiện các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực riêng dựa trên các yêu cầu cần đạt về các năng lực và phẩm chất chung của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; dựa trên cơ sở lí luận về cấu trúc tâm lí của các năng lực; dựa trên mục tiêu năng lực của chính hoạt động trải nghiệm và HĐTN, HN và kết quả nghiên cứu khảo sát về các biểu hiện của các năng lực đó; dựa trên các mảng nội dung hoạt động giáo dục và dựa trên đặc điểm phát triển tâm sinh lí của lứa tuổi. Các yêu cầu này gồm:
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của hoạt động trong việc bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh: HĐTN, HN góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. Các phẩm chất này bao gồm: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.
Yêu nước: Rung cảm và thể hiện thái độ yêu thương, niềm tự hào đối với cảnh quan thiên nhiên, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước, truyền thống yêu hoà bình…; Thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với nước; Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, phát huy giá trị các di sản văn hoá của quê hương, đất nước và chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động xã hội góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.