8. Cấu trúc đề tài
1.3. Lý luận về động cơ học tập của học sinh
1.5.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục động cơ học tập của học
Quản lý các điều kiện phục vụ giáo dục ĐCHT là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả CSVC-KT, phương tiện dạy học, tài chính, đội ngũ thực hiện phục vụ cho mục tiêu GD ĐCHT.
Về mục tiêu chung của quản lý CSVC, phương tiện dạy học phục vụ giáo dục ĐCHT tập trung vào 3 nội dung cơ bản sau:
- Đầu tư xây dựng hệ thống CSVC-KT, phương tiện giáo dục đáp ứng các yêu cầu cho các hoạt động giáo dục.
- Sử dụng CSVC-KT, phương tiện GD đạt hiệu quả cao.
- Bảo quản hệ thống CSVC-KT, phương tiện đúng các quy định của Nhà nước. Nhiệm vụ quản lý bao gồm các hoạt động cụ thể:
- Thực hiện việc trang bị đầy đủ và đồng bộ CSVC-KT, phương tiện dạy học để phục vụ cho việc giáo dục ĐCHT của nhà trường (Đồng bộ giữa CSVC, phòng ốc, sân bãi với phương thức tổ chức giáo dục, dạy học; giữa chương trình, sách giáo khoa và thiết bị giáo dục; giữa trang thiết bị và điều kiện sử dụng; giữa trang bị và bảo quản; giữa các thiết bị với nhau…).
- Bố trí hợp lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả CSVC-KT và thiết bị giáo dục trong nhà trường nhằm làm cho quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục diễn ra hiệu quả.
- Tổ chức tốt bảo vệ, bảo dưỡng, bảo trì CSVC-KT, thiết bị của nhà trường. - Bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện mua sắm, bổ sung CSVC-KT, thiết bị giáo dục đáp ứng nhiệm vụ giáo dục.
Với đội ngũ làm công tác giáo dục: Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường làm việc, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị…
1.5.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục động cơ học tập của học sinh. sinh.
Quản lý công tác kiểm tra-đánh giá là khâu rất quan trọng, xuyên suốt quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý phải thực hiện để kiểm soát, điều chỉnh kế hoạch, mục tiêu, nội dung…là giai đoạn cuối cùng trong khâu quản lý nhưng cũng là bắt đầu cho một chu trình mới.
chương trình của kế hoạch; xác định mức độ sai lệch, thiếu sót cũng như tìm ra nguyên nhân, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong thực hiện cần tiếp tục giải quyết, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý tiếp theo.
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ĐCHT được thực hiện bằng kế hoạch cụ thể, đáp ứng các tiêu chí, yêu cầu theo quy định; huy động được các lực lượng tham gia kiểm tra, đánh giá.
Để thực hiện tốt công tác quản lý công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường, Nhà quản lý GD cần thực hiện việc kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch đã định, kiểm tra đột xuất theo chuyên đề, kiểm tra theo nội dung thông qua các hoạt động chủ điểm của tháng trên các lĩnh vực:
- Công tác chỉ đạo của BGH nhà trường thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các văn bản cụ thể hóa nội dung cần thực hiện trong nhà trường, việc ra quyết định và phân công các bộ phận thực hiện nhiệm vụ GD ĐCHT trong nhà trường.
- Kế hoạch hoạt động của các bộ phận được giao phụ trách GD ĐCHT trong nhà trường (kế hoạch năm, học kỳ, tháng, chủ điểm phù hợp).
- Kiểm tra các điều kiện về CSVC hỗ trợ, phục vụ công tác GD của nhà trường. - Kiểm tra các văn bản ký kết công tác phối hợp trong và ngoài nhà trường.
Tiểu kết Chƣơng 1
Giáo dục ĐCHT có vai trò, vị trí, ý nghĩa quan trọng trong trường THPT; góp phần xây dựng nhận thức, tình cảm, niềm tin đúng đắn cho HS đối với đất nước, cộng đồng, tổ tiên, gia đình và bản thân học sinh; là con đường hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
QLGD ĐCHT cho học sinh THPT là quá trình thực hiện có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể, các hoạt động quản lý cụ thể đối với nội dung, phương pháp, hình thức GD; quản lý các lực lượng tham gia giáo dục; quản lý các điều kiện phục vụ và công tác KTĐG hoạt động giáo dục ĐCHT trong nhà trường THPT.
Trong quá trình QLGD ĐCHT có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng lớn như: Nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện, năng lực của đội ngũ, tính tích cực chủ động của HS, điều kiện thực tế của nhà trường về CSVC, thiết bị dạy học, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương,… Nếu biết khai thác và tận dụng tốt thời cơ, những yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố bất lợi, đồng thời thực hiện tốt các chức năng quản lý thì nhà quản lý (Hiệu trưởng) sẽ hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục ĐCHT cho học sinh đã đề ra.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI