Nội dung giáo dục động cơ học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 36 - 37)

8. Cấu trúc đề tài

1.3. Lý luận về động cơ học tập của học sinh

1.4.2. Nội dung giáo dục động cơ học tập của học sinh

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ giáo dục và đào tạo nêu rõ những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS phổ thông như sau: Hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển, Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình GDPT còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.

Phẩm chất cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Để hình thành và phát triển nhân cách ở HS THPT thì GD ĐCHT giữ vai trò hết sức quan trọng; đòi hỏi phải mang tính toàn diện, cân đối giữa các mặt GD tri thức, GD ý thức thái độ và GD kỹ năng. Từ những định hướng trên, trong khuôn khổ vấn đề nghiên cứu, tác giả chỉ lựa chọn những nội dung chủ yếu nhất có liên quan trực tiếp đến việc giáo dục ĐCHT cho học sinh THPT hiện nay như sau:

- Phát hiện sở thích, giúp học sinh theo đuổi mục đích học tập: Trong môi trường học tập, nhà quản lý cần ưu tiên việc phát hiện sở thích của người học, tạo cơ hội để sở thích đó được nâng lên thành lý tưởng, ước mơ và biến thành mục đích, nhu cầu học tập chính đáng của học sinh.

- Nâng cao năng lực học tập: Là năng lực học tập, đó là khả năng chiếm lĩnh tri thức và các kỹ năng cần thiết trong học tập, rèn luyện của học sinh. Năng lực là yếu tố làm cho HS tự tin, có quyết tâm vươn lên hướng tới mục tiêu, mục đích học tập, thỏa mãn nhu cầu học tập. Năng lực học tập là tiền đề cho kết quả học tập. Quá trình học tập cũng là quá trình HS rèn luyện năng lực hiện tại của bản thân tiếp cận dần đến năng lực tương lai cần đạt. Nâng cao năng lực học tập của người học cũng là nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của các nhà trường phù hợp với thực tiễn nhiệm vụ đổi mới giáo dục hiện nay.

- Nuôi dưỡng hứng thú học tập: hứng thú học tập của học sinh được duy trì liên tục, bền vững là cơ sở tạo ra sự tích cực của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

- Rèn luyện, nâng cao ý chí học tập: ý chí nghị lực có vai trò thúc đẩy cá nhân vượt qua khó khăn, trở ngại để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng vươn tới mục đích học tập. Ý chí nghị lực làm cho động cơ học tập hoạt động bền bĩ, mạnh mẽ. vì vậy nhà trường cần tạo môi trường, các tình huống học tập, thử thách,…để rèn luyện ý chí học tập cho học sinh.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)