8. Cấu trúc đề tài
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Làm rõ thực trạng GD ĐCHT và QLGD ĐCHT ở các trường THPT huyện Ba Tơ làm cơ sở để đề xuất các biện pháp QLGD ĐCHT cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, nội dung và chương trình giáo dục THPT, phù hợp với các điều kiện giáo dục trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Để có cơ sở thực tế trong việc xác định thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục ĐCHT ở các trường THPT huyện Ba Tơ, chúng tôi tiến hành khảo sát 360 người, gồm: Cán bộ quản lý: 15 người - Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn; Giáo viên: 68 người; Học sinh: 250 học sinh; Phụ huynh học sinh: 22 người; Lãnh đạo UBND xã: 5 người.
Địa bàn khảo sát: 02 trường THPT thuộc huyện Ba Tơ, thời gian khảo sát từ ngày 20/2/2021 đến 30/3/2021.
Bảng 2.1. Bảng phân bố đối tượng khảo sát
Trƣờng
Đối tƣợng (số lƣợng N = 360)
Cán bộ
quản lý Giáo viên Học sinh Phụ huynh
Cán bộ Xã
THPT Phạm Kiệt 6 27 100 8 2
THPT Ba Tơ 9 41 150 14 3
Tổng 25 68 250 22 5
2.1.3. Nội dung khảo sát
Việc khảo sát nhằm tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV, HS và lực lượng giáo dục ngoài trường học (phụ huynh, cán bộ địa phương, doanh nhân, người có uy tín) về giáo dục ĐCHT trong nhà trường THPT; tìm hiểu thực trạng của hoạt động GD ĐCHT và công tác QLGD ĐCHT cho HS THPT bao gồm:
- Thực trạng ĐCHT của học sinh
- Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên THPT và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường về giáo dục ĐCHT
- Thực trạng mục tiêu giáo dục ĐCHT; - Thực trạng nội dung giáo dục ĐCHT;
- Thực trạng phương pháp và hình thức giáo dục ĐCHT; - Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục ĐCHT; - Thực trạng các điều kiện giáo dục ĐCHT;
- Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ĐCHT; - Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục ĐCHT;
- Thực trạng quản lý nội dung giáo dục ĐCHT;
- Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức giáo dục ĐCHT;
- Thực trạng quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục ĐCHT; - Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ giáo dục ĐCHT;
- Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ĐCHT;
2.1.4. Quy trình khảo sát
- Giai đoạn 1: Tiến hành xây dựng bảng hỏi điều tra, tiến hành hỏi thử và in bảng hỏi (từ 20/02/2021-30/02/2021).
- Giai đoạn 2: Gửi bảng hỏi điều tra đến các đối tượng điều tra và thu hồi bảng hỏi điều tra (ngày 30/02/2021-15/3/2021).
- Giai đoạn 3: Xử lí và đánh giá kết quả điều tra (15/3/2021– 30/3/2021).
2.1.5. Phương pháp khảo sát
a. Phương pháp quan sát
- Mục đích quan sát: Nhằm tìm hiểu ĐCHT được biểu hiện trong hoạt động học tập, giao tiếp ứng xử của HS, tìm hiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các nhà trường - Nội dung quan sát: Quan sát các hoạt động GD ĐCHT cho HS tại các trường THPT, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các nhà trường.
- Đối tượng quan sát: GV, học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
b.Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin định tính về hoạt động GD ĐCHT cho HS và công tác quản lý GD ĐCHT tại các trường THPT.
- Nội dung phỏng vấn: Công tác GD ĐCHT cho HS và công tác quản lý GD ĐCHT cho HS của CBQL tại các trường THPT như: Việc xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng và quản lý hồ sơ, triển khai đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, quản lý việc xây dựng điều kiện, các lực lượng tham gia GD ĐCHT, quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm,….
- Đối tượng phỏng vấn: CBQL, GV, phụ huynh, học sinh, lãnh đạo xã, người già có uy tín.
c. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích điều tra bảng hỏi: Nhằm thu thập thông tin định lượng về hoạt động GDĐCHT và công tác quản lý GDĐCHT cho HS tại các trường THPT.
- Nội dung điều tra bảng hỏi: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của luận văn để thiết kế bảng hỏi nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động GDĐCHT và công tác quản lý hoạt động GDĐCHT của CBQL các trường THPT tại huyện Ba Tơ. Bảng hỏi điều tra được phát cho CBQL các trường, giáo viên giảng dạy, phụ huynh học sinh, HS với các nội dung chủ yếu sau: Thực trạng mục tiêu GDĐCHT; nội dung GDĐCHT; phương pháp và hình thức GDĐCHT; điều kiện hoạt động GDĐCHT; lực lượng tham gia hoạt động GDĐCHT; đánh giá, kiểm tra hoạt động GDĐCHT; thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp GDĐCHT, điều kiện hoạt động GDĐCHT.
- Đối tượng điều tra bảng hỏi: CBQL, GV, Phụ huynh, học sinh + Phiếu hỏi 01: Phiếu hỏi ý kiến CBQL và giáo viên (phụ lục 1).
+ Phiếu hỏi 02: Phiếu hỏi ý kiến học sinh (phụ lục 2).
+ Phiếu hỏi 03: Phiếu hỏi ý kiến PHHS (phụ lục 3). d. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
- Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch quản lý GDĐCHT cho HS của Hiệu trưởng, công tác thực hiện GDĐCHT cho HS của GV tại các trường THPT.
- Nội dung nghiên cứu: Công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch quản lý GDĐCHT cho HS của Hiệu trưởng, công tác thực hiện GDĐCHT cho HS của GV tại các trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Hồ sơ quản lý của Hiệu trưởng, hồ sơ sổ sách của GV.
e. Phương pháp thống kê toán học
- Để xử lý số liệu điều tra, chúng tôi dùng phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD như: Tính tỷ lệ %, giá trị trung bình, ước lượng, kiểm định..., trên tổng số các đối tượng được khảo sát.
- Trong các phiếu hỏi ý kiến, mỗi nội dung hỏi, qui định mức thang điểm đánh giá tương ứng: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; Trung bình: 2 điểm; Yếu: 1 điểm. Sau đó, chúng tôi tính điểm bình quân cho mỗi nội dung được đánh giá theo công thức sau:
4 1 1 i i in x N X
Với X : là điểm bình quân của từng nội dung.
xi: là điểm được cho ứng với từng nội dung, xi {1,2,3,4}, k = 4 ni: là số người cho điểm xi nội dung tương ứng
N: là tổng số người cho điểm từng nội dung
Từ kết quả tính toán, sẽ phân tích, đánh giá để đưa ra những kết luận phù hợp, cụ thể dự kiến : 3.25 ≤ X ≤ 4 đạt mức Tốt; 2.5 ≤ X < 3.25 đạt mức khá; 1.75 ≤ X < 2.5 đạt mức
Trung bình; 1.0 ≤ X < 1.75 mức Yếu.