8. Cấu trúc đề tài
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp
Các nhóm biện pháp GDĐCHT cho HS THPT có mối quan hệ mật thiết, tác động và bổ sung cho nhau, kết nối mắc xích với nhau, không thể thiếu bất cứ một nhóm biện pháp nào nếu muốn đạt hiệu quả GD cao.
Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức nhằm khai thông tư tưởng, giúp cho đội ngũ CBQL và GV hiểu rõ vai trò, mục đích, ý nghĩa, hệ thống lý luận, văn bản hướng dẫn của các cấp QLGD về GDĐCHT. Có thể nói, nhóm biện pháp này là kim chỉ nam xuyên suốt các biện pháp khác, bởi nếu không nhận thức tốt và không có thái độ đúng thì không thể thực hiện các biện pháp khác một cách triệt để.
Do các thành tố cấu thành quá trình GDĐCHT có quan hệ gắn bó với nhau trong một thể thống nhất nên các biện pháp quản lý từng thành tố được đề xuất cũng có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau. Trong đó, các biện pháp quản lý mục tiêu GDĐCHT, quản lý nội dung GDĐCHT, quản lý phương pháp- hình thức GDĐCHT có sự tác động qua lại thường xuyên, bổ trợ cho nhau hết sức mật thiết. Biện pháp tổ chức phối hợp các LLGD có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng GD học sinh, nhưng cũng cần có sự hỗ trợ của các biện pháp quản lý các điều kiện phục vụ GDĐCHT thì mới nâng cao được hiệu quả GDĐCHT trong nhà trường.
Nhóm biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá GDĐCHT liên quan và chi phối tất cả các nhóm biện pháp quản lý khác đã được nêu trong đề tài kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm điều chỉnh, đánh giá, xác định tính phù hợp của mỗi biện pháp so với các nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, tính hiệu quả, tính toàn diện và
tính kế thừa đã đặt ra.
Các biện pháp quản lý GD GDĐCHT cho HS kết hợp với nhau thành một hệ thống. Mỗi một biện pháp đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế riêng, không có biện pháp nào là tối ưu, do đó khi tiến hành cần phải phối hợp đồng bộ để các biện pháp hỗ trợ, bổ sung cho nhau, phát huy mặt mạnh, đồng thời khắc phục mặt hạn chế của từng biện pháp. Việc kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp trong quản lý GDĐCHT cho HS giúp cho người quản lý thực hiện tốt chức năng quản lý, quản trị nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục ĐCHT cho học sinh.