Định hướng thiết kế mục tiêu, nội dung giáo dục động cơ học tập phù

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 92 - 95)

8. Cấu trúc đề tài

3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục động cơ học tập của học sinh tại các trường

3.2.2. Định hướng thiết kế mục tiêu, nội dung giáo dục động cơ học tập phù

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp nhằm giúp các nhà trường xác định rõ mục tiêu, xây dựng được các nội dung giáo dục động cơ học tập phù hợp với học sinh nhà trường, làm cơ sở để CBQL, GV triển khai thực hiện công tác GDĐCHT.

3.2.2.2. Ý nghĩa của biện pháp

Giúp các nhà trường định hướng rõ mục tiêu theo đối tượng HS và phù hợp với

mục tiêu chung của GDĐCHT trong các nhà trường THPT là: “giúp học sinh xây dựng được mục đích học tập đúng đắn gắn liền với việc phát triển năng lực, tăng cường hứng thú, rèn luyện ý chí học tập. Từ đó, hình thành và phát triển về phẩm chất, nhân cách, lối sống của con người Việt Nam một cách toàn diện; có năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và ý thức tuân thủ pháp luật”.

Mục tiêu được xác định là cơ sở để hiệu trưởng chỉ đạo thiết kế chương trình, nội dung kiến thức, kỹ năng cần giáo dục, phương pháp và hình thức cũng như KTĐG nhằm đạt được kết quả giáo dục HS tốt nhất.

Thiết kế được mục tiêu và nội dung GDĐCHT giúp cho GV xác định được mục tiêu và nội dung GD tích hợp riêng của từng khối lớp, từng môn học, từng bài học mà không làm thay đổi nội dung chương trình chính khóa, lồng ghép vào kế hoạch giáo dục chung của nhà trường, của tổ chuyên môn, của giáo viên và giúp cho việc kiểm tra đánh giá kết quả GD có thể thực hiện được một cách chính xác, khoa học.

3.2.2.3. Nội dung và cách thức thực hiện

a) Thiết kế mục tiêu GDĐCHT

Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng mục tiêu giáo dục ĐCHT (Chương 2) cho thấy mặc dù các nhà trường chưa xây dựng được mục tiêu riêng cho hoạt động GDĐCHT, nhưng CBQL và GV các trường THPT đều nhận thức được mức độ quan trọng của việc xác định mục tiêu GDĐCHT. Kết quả khảo sát về thực trạng công tác quản lý mục tiêu GD GTVHTT thì chỉ đạt mức độ trung bình ở tiêu chí: Đội ngũ giáo viên xác định được mục tiêu bài dạy, mục tiêu các hoạt động giáo dục có nội dung

GDĐCHT.

Do đó, chúng tôi đề xuất nhóm biện pháp thiết kế mục tiêu GDĐCHT cho HS THPT như sau:

- Hiệu trưởng phải có định hướng ban đầu về mục tiêu GDĐCHT trong nhà trường là: giúp học sinh xây dựng được mục đích học tập đúng đắn gắn liền với việc phát triển năng lực, tăng cường hứng thú, rèn luyện ý chí học tập. Từ đó, hình thành và phát triển về phẩm chất, nhân cách, lối sống của con người Việt Nam một cách toàn diện; có năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và ý thức tuân thủ pháp luật.

- Trên cơ sở đã định hướng về mục tiêu, lãnh đạo nhà trường tổ chức thảo luận kỹ lưỡng trong đội ngũ CBQL và GV nhằm xác định được mục tiêu GDĐCHT cho HS phù hợp với mục tiêu GD chung của nhà trường. Tổ chức thảo luận theo qui mô từ nhỏ đến lớn kết hợp với xây dựng khung chương trình GDĐCHT phù hợp với mục tiêu cụ thể đề ra, phù hợp với tâm sinh lý HS theo khối lớp, khái quát cụ thể:

+ Bước 1: Hiệu trưởng tổ chức thảo luận trong ban giám hiệu và định hướng mục tiêu trong hội đồng sư phạm nhà trường.

+ Bước 2: Các Tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, Đoàn trường thảo luận, góp ý. + Bước 3: Hội đồng sư phạm nhà trường thảo luận, quyết định mục tiêu GDĐCHT.

- Sau khi xác định được mục tiêu của nhà trường về GDĐCHT, hiệu trưởng cần triển khai cho GV lồng ghép mục tiêu này vào mục tiêu kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch giáo dục của giáo viên và đặc biệt là lồng ghép vào kế hoạch dạy học của từng giáo viên để thực hiện mục tiêu trong thực tiễn giáo dục hằng ngày, bằng cách:

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, nghiên cứu bài học ở từng tổ chuyên môn, giúp GV xác định được cách thực hiện mục tiêu GDĐCHT thông qua các bài cần dạy ở các môn học. Cần chú ý, đây không phải là mục tiêu chính của bài học mà chỉ là mục tiêu GD tích hợp, lồng ghép GDĐCHT vào một bài học cụ thể để từ đó có thể chọn ra được PPGD thích hợp, như: GV cần chú trọng đến hoạt động khởi động, chú trọng PPDH để tăng cường hứng thú học tập cho HS; Chú ý các vấn đề có tính tình huống để tạo động lực thúc đẩy thông qua giải quyết vấn đề kết hợp với tuyên dương khen thưởng một cách phù hợp; chú trọng rèn luyện năng lực học tập gồm năng lực chung và năng lực đặc thù môn học,…

+ Xác định mục tiêu lồng ghép GDĐCHT ở các hoạt động GD hướng nghiệp, GD NGLL theo chủ đề, chủ điểm, giao lưu văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt ngoại khóa, nghe thông tin-thời sự, dã ngoại, tham quan học tập...đồng thời xác định PPGD cần

thực hiện. Thông qua các hoạt động này GV cần hình thành ước mơ cho HS, rèn luyện các kỹ năng cần thiết,…

+ Đối với giáo viên chủ nhiệm thì kế hoạch chủ nhiệm cần được phân tích rõ ràng đặc điểm tình hình lớp, học sinh từ đó xác định các giải pháp hoàn thành mục tiêu GDĐCHT với từng học sinh.

b) Thiết kế nội dung giáo dục ĐCHT

Từ thực trạng hoạt động xây dựng nội dung giáo dục ĐCHT và tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục ĐCHT trong các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ đạt ở mức trung bình. Các nội dung giáo dục ĐCHT hiện nay trong các nhà trường chủ yếu thể hiện dưới hình dạng tích hợp trong các hoạt động giáo dục chung của các nhà trường, chính vì vậy nhiệm vụ của các nhà quản lý cần xây dựng một cách rõ ràng, chi tiết các nội dung GDĐCHT, từ đó làm cơ sở để triển khai và đánh giá ĐCHT của HS, có thể khái quát các công việc cần làm cụ thể như sau:

Bước1. Hiệu trưởng tổ chức thảo luận thống nhất trong hội đồng sư phạm nhà trường về nội dung GDĐCHT cho HS và cách thực hiện gồm các yêu cầu sau:

+ Cần hình thành cho học sinh động lực học tập tích cực, hướng đến những kiến thức hay và bổ ích của các môn học.

+ Cần phát hiện các sở thích trong học tập, ước mơ của các em, tạo môi trường nuôi dưỡng phát triển sở thích ước mơ đó, biến nó thành mục đích học tập của các em. + Tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều phải tổ chức thật tốt để tạo hứng thú cho các em khi tham gia học tập, sinh hoạt.

+ Phải chú trọng việc bồi dưỡng và phát triển năng lực học tập của học sinh. + Phải tạo môi trường học tập tích cực để rèn luyện ý chí học tập của học sinh Bước2. Hiệu trưởng có thể xây dựng hệ thống các nội dung GDĐCHT cần đưa vào chương trình GD cho HS gồm 4 nội dung chính sau:

+ Phát hiện sở thích, giúp học sinh theo đuổi mục đích học tập + Nâng cao năng lực học tập cho HS

+ Nuôi dưỡng hứng thú học tập của HS + Rèn luyện, nâng cao ý chí học tập của HS

Bước3. Hiệu trưởng giúp GV xác định địa chỉ và cách soạn kế hoạch bài giảng (hoặc các hoạt động) có tích hợp các nội dung GDĐCHT đã được xây dựng ở bước 2 trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Hoạt động này được tổ chức thông qua các buổi sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn cấp trường, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (đoàn trường, công đoàn, chi bộ) để GV từng khối lớp, ban chấp hành của các tổ chức đoàn, công đoàn, cấp ủy chi bộ có thể nghiên cứu từng bài dạy, từng chuyên đề nhằm xác định cụ thể nội dung có thể tích

hợp GDĐCHT.

Bước4. Tổ chức thực hành dạy học tích hợp GDĐCHT trong một số môn học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa; GV dự giờ, góp ý, rút ra bài học kinh nghiệm (việc nhận xét đánh giá các giờ dạy, các hoạt động cần bám sát các yêu cầu ở bước 1), các tổ chức, đoàn thể tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện; CBQL cùng tham gia dự giờ, quan sát để xây dựng và tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng đồng thời xây dựng và tổ chức các hình thức KTĐG phù hợp, khách quan, công bằng.

3.2.2.4. Lưu ý khi thực hiện

Để thực hiện tốt biện pháp triển khai thiết kế mục tiêu, nội dung GDĐCHT cho HS, CBQL và GV cần nhận thức rõ đây là một nhiệm vụ rất quan trọng để giúp nhà trường nâng cao hiệu quả các hoạt động, chất lượng các giờ dạy nói riêng và chất lượng nhà trường nói chung.

Việc xây dựng mục tiêu và nội dung GDĐCHT phải được đồng bộ, phù hợp, tích hợp với việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn, kế hoạch giáo dục và kế hoạch giảng dạy của giáo viên.

Đội ngũ giáo viên nhà trường phải có lòng quyết tâm, thực hiện các công việc được giao vì nhiệm chung giáo dục học sinh. Đồng thời, phải đáp ứng về mặc năng lực chuyên môn nghiệp vụ, muốn đạt được điều này GV phải tích cực học tập, bồi dưỡng thường xuyên và liên tục các chương trình bồi dưỡng của nhà trường, Sở GD, Bộ GD.

CBQL, GV cần được tập huấn, bồi dưỡng về công tác tư vấn tâm lý, cách thức tổ chức các hoạt động sự kiện để tổ chức và tư vấn cho HS; Cần am hiểu về các lĩnh vực nghề nghiệp để tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho HS.

Hiệu trưởng cần đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, về tài chính, phân công con người phù hợp cho các hoạt động giáo dục, làm cơ sở để thực hiện các nội dung GDĐCHT.

Các nội dung giáo dục động cơ học tập là những nội dung rất quan trọng trong công tác dục ở nhà trường THPT, nó diễn ra trong suốt một chu kỳ giáo dục 3 năm đến khi học sinh tốt nghiệp, ra trường. Vì thế, phải xem nó là nhiệm vụ, mục tiêu dài hạn, từ đó việc xây dựng mục tiêu cho từng năm học mới phù hợp với từng khối học sinh, chú trọng kết quả thực hiện cho từng năm học, cho từng khối lớp, từng học sinh. Khi chuyển giao công tác chủ nhiệm ở từng lớp cần chú trọng kết quả giáo dục ĐCHT từng học sinh ở lớp trước, đảm bảo tính liên tục, phát triển GDĐCHT cho người học.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)