Các lực lượng và sự phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục động cơ

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 38 - 40)

8. Cấu trúc đề tài

1.3. Lý luận về động cơ học tập của học sinh

1.4.4. Các lực lượng và sự phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục động cơ

- Phối hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

PPGD ĐCHT có quan hệ mật thiết với hình thức tổ chức giáo dục ĐCHT thông qua các hoạt động tổ chức dạy và học trên lớp ở một số môn học; qua họat động GD NGLL, hoạt động xã hội, trải nghiệm và sáng tạo; qua việc phối hợp chặt chẽ GD nhà trường, GD gia đình và GD xã hội và việc sử dụng CNTT, truyền thông cũng hết sức cần thiết cho giáo dục ĐCHT trong nhà trường.

1.4.4. Các lực lượng và sự phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục động cơ học tập của học sinh học tập của học sinh

Tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục vào tháng 6/1957, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp giáo dục: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.

Việc GD đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, GD học sinh luôn luôn đòi hỏi có sự phối hợp, kết hợp của nhiều lực lượng đoàn thể xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm thật sự sâu sắc của mọi người trong xã hội.

Trong thực tiễn GD, sự thống nhất tác động GD từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc bảo đảm cho mọi hoạt động GD có điều kiện đạt hiệu quả tốt.

Luật giáo dục quy định: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”. Muốn tạo ra mối liên kết chặt chẽ đó, nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, PPGD của gia đình và các lực lượng trong xã hội.

Do đó, để giáo dục ĐCHT cho HS đạt hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường: Cán bộ QLGD, GVBM, GVCN, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Ban đại diện CMHS, người có uy tín trong cộng đồng, chính quyền

địa phương, gia đình học sinh…

- Cán bộ QLGD thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ quản lý của mình, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cần tích hợp đầy đủ các nội dung giáo dục ĐCHT cho học sinh, triển khai cụ thể kế hoạch đến đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường và công khai nội dung kế hoạch, xây dựng qui chế phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để thực hiện hiệu quả kế hoạch giáo dục nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên trong nhà trường cần thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, cụ thể hóa mục tiêu giáo dục ĐCHT trong kế hoạch của nhà trường gắn liền với việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp, GVCN là cầu nối giữa nhà trường và gia đình học sinh vì thế đóng vai trò rất quan trọng trong sự phối hợp với gia đình học sinh để cùng thực hiện nội dung GDĐC học tập cho các em.

- Nhân viên, các tổ chức trong nhà trường cần làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình và cần có sự phối hợp đồng bộ với nhau để cùng thực hiện tốt kế hoạch giáo dục nhà trường.

- Chính quyền, cộng đồng địa phương cần quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục tại địa phương, tích cực hỗ trợ nhà trường thực hiện các nội dung giáo dục địa phương, thực hiện tốt công tác quản lý học sinh tại địa phương, có nhiều chương trình để động viên khuyến khích học sinh học tập…

- Gia đình học sinh cần thường xuyên phối hợp với nhà trường, tích cực tìm hiểu nhu cầu, sở thích, năng lực học tập của con em để có những tác động tích cực, phù hợp với mục tiêu nội dung giáo dục ĐCHT trong nhà trường.

- Sự phối hợp GD nhà trường, GD gia đình, GD xã hội cần xác định cụ thể như: + Nhà trường: cần chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

+ Gia đình: mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

+ Xã hội: giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham gia, thực tập, nghiên cứu khoa học. Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên. Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh. Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.

LLGD trong nhà trường giữ vai trò trung tâm, chủ động kết nối thành một tổ chức và định hướng phối hợp với các LLGD ngoài nhà trường đảm bảo sự thống nhất

trong nhận thức và trong hoạt động GD ĐCHT có cùng một hướng, cùng một đích. Nếu nhà trường thực hiện tốt vai trò trung tâm của các LLGD thì sẽ tránh được sự tách rời, mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau trong giáo dục ĐCHT cho học sinh.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)