8. Cấu trúc đề tài
3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục động cơ học tập của học sinh tại các trường
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục động cơ học
học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lượng GDĐCHT, thực hiện giáo dục toàn diện HS, đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện nay, thực hiện tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học”, đồng thời đáp ứng mục tiêu chương trình GDPT mới.
3.2.3.2. Ý nghĩa của biện pháp
Việc đổi mới phương pháp và hình thức GD nói chung và GDĐCHT nói riêng theo hướng phát triển năng lực sẽ đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, mục tiêu giáo dục phổ thông, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, phù hợp với nội dung giáo dục từng cấp, lớp được xem như một điều kiện có tính tiên quyết, nhằm quán triệt quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học"
Biện pháp phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức của người học. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Biện pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện hành, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trong đổi mới PP và hình thức GD ĐCHT, giáo viên và HS - cả hai chủ thể này đều chủ động, tích cực bằng hoạt động của mình để hướng tới tri thức, vì thế có vai trò quyết định trực tiếp đến sự thành công của đổi mới. Do đó, trọng tâm của việc chỉ đạo đổi mới là quản lý hoạt động giáo dục của GV và hoạt động tiếp thu kiến thức, hoàn thiện kỹ năng của HS. Giáo viên được hướng dẫn và cung cấp phương tiện, HS được chủ động trong học tập, thực hành và là trung tâm của mọi hoạt động GD.
3.2.3.3. Nội dung và cách thức thực hiện
Từ thực trạng mức độ thực hiện, mức độ hiệu quả của phương pháp và hình thức giáo dục động cơ học tập của học sinh, thực trạng quản lý GDĐCHT tại các trường THPT huyện Ba Tơ, để thực hiện tốt biện pháp này, Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung sau:
- Tiếp tục chỉ đạo duy trì thực hiện những phương pháp và hình thức GDĐCHT có tính hiệu quả đã được thực hiện như: Phương pháp dạy học tích cực, phương pháp thảo luận, phương pháp trò chuyện, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục; các
hình thức: Thông qua dạy học các môn học, Thông qua hoạt động tư vấn tâm lý, Lồng ghép tích hợp qua hoạt động hướng nghiệp, Lồng ghép tích hợp qua giờ sinh hoạt (SH) tập thể, SH Đoàn, SH CLB... Thông qua hoạt động trãi nghiệm, học tập ngoài nhà trường.
- Tiếp tục đổi mới và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, phù hợp với xu hướng đổi mới chương trình giáo dục, như:
+ Phương pháp dạy học nhóm
+ Phương pháp nghiên cứu một trường hợp điển hình + Phương pháp giải quyết vấn đề
+ Phương pháp đóng vai + Phương pháp trò chơi + Phương pháp dự án
+ Phương pháp bàn tay nặn bột + Phương pháp dạy theo góc
- Tiếp tục đổi mới và áp dụng các hình thức dạy học tích cực đang được sử dụng hiệu quả hiện nay:
+ Hoạt động giáo dục trải nghiệm + Giáo dục STEM
- Chỉ đạo Việc đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện trên cơ sở phân hoá đối tượng, các căn cứ về điều kiện, loại hình năng lực và phẩm chất cần phát triển ở người học để từ đó lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ chức dạy học thông qua việc sử dụng các mô hình học tập kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến; cùng với việc tổ chức cho người học thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn việc học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học; tăng cường mô hình học tập gắn với thực tiễn, xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát triển văn hóa đọc gắn với hoạt động của các câu lạc bộ khoa học trong nhà trường; tăng cường hoạt động giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới… Giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự khẳng định năng lực và nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để "phát triển con người toàn diện ở nền công nghiệp 4.0”.
trường về phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục động cơ học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực người học, cụ thể:
+ Phương pháp bồi dưỡng: Chủ yếu do TTCM và GV tự thực hiện chương trình bồi dưỡng kết hợp với sự giúp đỡ của Phó Hiệu trưởng chuyên môn, chuyên viên Sở GD và chuyên gia.
+ Quy trình bồi dưỡng
Bước 1: Chuyển tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn cho TTCM và GV về nội dung tài liệu bồi dưỡng; các câu hỏi/nhiệm vụ cần phải thực hiện;
Bước 2: TTCM và GV tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng;
Bước 3: TTCM tổ chức cho GV của trường mình trao đổi về tài liệu bồi dưỡng (có thể bao gồm TTCM và GV của một số trường trong huyện hoặc trên địa bàn các huyện miền núi);
Bước 4: Tập hợp những nội dung TTCM và GV chưa rõ hoặc chưa thống nhất qua tự nghiên cứu và trao đổi, thảo luận;
Bước 5: Tổ chức giải đáp thắc mắc, bổ sung kiến thức và kỹ năng giúp TTCM và GV toán ở các trường THPT miền núi tỉnh Quảng Ngãi hiểu sâu hơn tài liệu (mời GV cốt cán đã được tập huấn cấp bộ; chuyên viên sở GD&ĐT...).
+ Hình thức bồi dưỡng
Sử dụng các hình thức bồi dưỡng tại chỗ như tự học và tự học có hướng dẫn, cùng trao đổi qua email; bồi dưỡng qua mạng “trường học kết nối”, mạng trực tuyến với hình thức e-learning...
+ Đánh giá kết quả bồi dưỡng
Về nội dung đánh giá: Nhận thức của TTCM và GV về các vấn đề được bồi dưỡng; Khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào thực tế công việc.
Về hình thức đánh giá: Tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua bài viết
thu hoạch, báo cáo sản phẩm thực hành, kết quả chất lượng giáo dục học sinh của GV.
- Tăng cường kiểm tra đánh giá hiệu quả các hình thức và phương pháp giáo dục ĐCHT thông qua các hình thức: dự giờ các tiết dạy, dự các buổi tổ chức các hoạt động giáo dục, dự các buổi SHCM, kiểm tra kết quả học lực hạnh kiểm học sinh, trao đổi chuyên môn…
- Để thực hiện tốt biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức GDĐCHT theo hướng phát triển năng lực, hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp và hình thức GDĐCHT, triển khai kế hoạch nhà trường, phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tổ chức tốt hoạt động GDNGLL, sinh hoạt ngoại khóa, phát huy những phương pháp, hình thức GDĐCHT mà đa số học sinh yêu thích để thu hút được nhiều HS tham gia, góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà
trường. Khi triển khai kế hoạch cần chú ý:
+ Xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn triển khai thực hiện đổi mới, trong đó chú ý giai đoạn đầu cần phá vỡ thói quen sử dụng PPGD, HTGD kiểu cũ, nâng cao nhận thức cho GV về PPGD, HTGD tích cực, khẳng định ưu thế và xây dựng niềm tin cho GV về PPGD tích cực.
+ Tổ chức trao đổi về chương trình, nội dung GD tích hợp ĐCHT vào các bài dạy trên lớp, dạy thí điểm, tạo cơ hội cho GV dạy thử nghiệm.
+ Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc đổi mới; xem xét kết quả, kịp thời điều chỉnh những sai lệch, hạn chế trong sử dụng PPGD tích cực; thường xuyên giám sát, thẩm định kết quả của việc đổi mới PPGD.
+ Củng cố và giữ vững kết quả đạt được, kịp thời động viên, khen thưởng các GV thực hiện tốt đổi mới phương pháp, hình thức GDĐCHT.
3.2.3.4. Lưu ý khi thực hiện
Để có thể áp dụng 1 số phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần phải trải qua quá trình đào tạo mới có thể dễ dàng thích nghi với những thay đổi, nâng cấp về chức năng cũng như nhiệm vụ giảng dạy của mình. Cùng với đó, các thầy cô còn phải nhiệt tình và sẵn sàng tiếp nhận các thay đổi mới của nền giáo dục. Các giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy phải là những người nắm vững về kiến thức chuyên môn, có kỹ năng về sư phạm, khéo léo trong cách ứng xử cũng như sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để hỗ trợ ứng dụng trong việc giảng dạy và biết cách để định hướng học sinh theo đúng như mục tiêu giáo dục và chương trình học đã đề ra. Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo tự do nhận thức để học sinh phát triển tư duy và sáng tạo.
Học sinh cần phải xây dựng những phẩm chất và khả năng thích nghi với phương pháp dạy học mới, cách xác định mục tiêu học tập, tính tự giác và có trách nhiệm không chỉ với việc học của mình, mà còn đối với việc học chung của cả nhóm, cả lớp. Cần phát huy tính tự giác ở bất cứ hoàn cảnh hay điều kiện nào
Những chương trình giảng dạy trong sách giáo khoa nên có sự giảm tải về khối lượng kiến thức. Giảm những nội dung buộc học sinh phải ghi nhớ, các câu hỏi tái tạo và hạn chế đến mức tối đa những kết luận mang tính áp đặt. Thay vào đó, cần bổ sung thêm các bài toán về nhận thức, thực tiễn, các câu hỏi phát triển trí thông minh cùng những gợi ý để học sinh dựa vào cốt lõi đó và tự phát triển nội dung của bài học.
Cần đảm bảo trang thiết bị dạy học đầy đủ ở mức tối thiểu, nhằm phục vụ công tác dạy và học hoàn thiện hơn; Cung cấp đầy đủ trang thiết bị thực hành, giúp học sinh có phương tiện làm bài thực hành thử nghiệm; Trang thiết bị dạy học đắt tiền sẽ được bố trí để sử dụng chung. Song, cần phải đảm bảo về nguyên tắc sử dụng, bảo quản theo từng hoàn cảnh cụ thể nhằm giúp học sinh và giáo viên có thể sử dụng tối đa số lần thử
nghiệm; Xây dựng phòng học đa năng và kho chứa thiết bị ngay bên cạnh phòng học bộ môn, đảm bảo an toàn trong khâu bảo quản; Với nhiều đơn vị giáo dục thì không chỉ trang bị đầy đủ thiết bị thực hành, dụng cụ hỗ trợ học tập mà còn cả vấn đề cung cấp các giải pháp học trực tuyến cho.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính về việc áp dụng phương pháp và hình thức dạy học tích cực cho toàn trường. Đồng thời, nhấn mạnh về vai trò của phương pháp và hình thức dạy học trong các hoạt động còn lại của trường; Với những sáng kiến, đề xuất mang tính tiến bộ, cải cách của giáo viên, hiệu trưởng nên giữ thái độ tôn trọng và đồng tình, dù là những đóng góp ý kiến nhỏ nhất. Bên cạnh việc hỗ trợ cho giáo viên khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong giảng dạy để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện giảng dạy, đặc điểm của từng đối tượng, việc chỉ dẫn cũng vô cùng cần thiết để việc giảng dạy mang lại hiệu quả tốt hơn
Theo phương pháp và hình thức dạy học tích cực, người chịu trách nhiệm giảng dạy cần đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách công khai và công bằng; Bộ công cụ sử dụng để đánh giá được bổ sung thêm với hình thức câu hỏi và bài tập trắc nghiệm. Ngoài ra, giáo viên cũng nên thực hiện đánh giá dựa trên toàn bộ quá trình học tập của học sinh, bao gồm các yếu tố về tính tự giác, chủ động trong mỗi tiết học, kể cả lý thuyết lẫn thực hành; Hệ thống câu hỏi, trắc nghiệm được sử dụng để đánh giá phải bao gồm 70% ở mức tiêu chuẩn về mặt bằng học thức của học sinh, 30% còn lại nằm trong phần nội dung nâng cao