Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong giáo

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 107 - 110)

8. Cấu trúc đề tài

3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục động cơ học tập của học sinh tại các trường

3.2.6. Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong giáo

giáo dục động cơ học tập của học sinh

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của KTĐG hoạt động GDĐCHT là nhằm nắm bắt tình hình triển khai thực hiện kế hoạch, mục tiêu, nội dung GDĐCHT, thẩm định kết quả thực hiện của các LLGD, các cá nhân tham gia quá trình GDĐCHT, từ đó có kế hoạch cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

3.2.6.2. Ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, giúp đánh giá năng lực người học và điều chỉnh phương pháp dạy. Cách thức kiểm tra, đánh giá tác động rất lớn đến hoạt động giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò.

Kiểm tra đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với HS, GV và đặc biệt là đối với CBQL. Đối với HS: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngược” giúp HS điều chỉnh HĐ học. Đối với GV : Cung cấp cho GV những thông tin “liên hệ ngoài” giúp GV điều chỉnh HĐ dạy. Đối với CBQL: Cung cấp cho CBQL những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị GD để có những chỉ đạo kịp thời uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu GD.

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như việc đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích xử lí thông tin, giải thích thực trạng đạt mục tiêu giáo dục tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập càng tiến bộ hơn.

Thông qua KTĐG, hiệu trưởng điều tiết làm cho cả bộ máy hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ theo đúng kế hoạch GDĐCHT đã đề ra; đồng thời động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia GD, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những lệch lạc và định hướng đúng cho các hoạt động GDĐCHT trong nhà trường.

3.2.6.3. Nội dung và cách thức thực hiện

GDĐCHT đòi hỏi việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xây dựng các nhiệm vụ học tâp, câu hỏi và bài tập về kiểm tra đánh giá là vô cùng quan trọng. Trong đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả mà còn chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá kết quả học tập theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn khả năng tái hiện tri thức mà còn chú trọng khả năng vận dụng trí thức trong quá trình học tập.

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển NLHS.

+ Tổ chức bồi dưỡng nâng cao hiểu biết của CBQL, giáo viên về quan điểm đánh giá:

(1) Đánh giá vì sự tiến bộ của HS; (2) Đánh giá là quá trình học tập;

(3) Đánh giá hướng vào đầu ra về kết quả học tập, giáo dục.

+ Đổi mới KT-ĐG kết quả học tập của HS trước hết phải bắt đầu từ chính trong ý thức của CBQL, GV. Đây là vấn đề đòi hỏi phải có thời gian làm quen để thực hiện, GV phải nắm được đổi mới KT-ĐG theo hướng tiếp cận năng lực là như thế nào? Tập trung đánh giá những năng lực cốt lõi nào? Các bài kiểm tra thiết kế như thế nào để đánh giá được các NL (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, đặc biệt hóa, năng lực giải quyết vấn đề, giải quyết các bài toán thực tiễn, tư duy sáng tạo …)

+Tập trung bồi dưỡng cho GV các phương pháp, hình thức, kỹ thuật đánh giá theo hướng tiếp cận NL học sinh. Từng bước thay đổi thói quen của GV, hướng dẫn cách ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng tiếp cận năng lực, đề mở…

+ Khuyến khích GV áp dụng đa dạng các hình thức KT-ĐG học sinh: kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, đánh giá qua hồ sơ HS, đánh giá bằng thảo luận/tranh luận thông qua tương tác nhóm, sản phẩm học tập của nhóm…

+ GV tổ chức, hướng dẫn HS biết cách tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Đổi mới KT-ĐG phải làm cho HS tích cực hơn, nỗ lực hơn trong học tập, làm chủ kiến thức, kỹ năng và quan trọng hơn là thay đổi thái độ, niềm tin trong học tập.

+ Hướng dẫn GV lựa chọn và áp dụng những kỹ thuật, PPDH tích cực để kích thích HS tích cực, chủ động trong hoạt động học, chiếm lĩnh kiến thức. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, GV phải tôn trọng sự khác biệt, khuyến khích học sinh nỗ lực tìm tòi, khám phá tri thức theo cách riêng của mình, tôn trọng mọi suy nghĩ, phát biểu của HS dù đúng hay sai. GV phải tổ chức, hướng dẫn để HS bộc lộ suy nghĩ, nói ra những suy nghĩ của mình, tạo cơ hội để HS nêu thắc mắc, tranh luận với nhau, tranh luận với GV…và được trải nghiệm các tình huống thực tiễn để thực hành những kiến thức đã học. HS nhận ra những thiếu sót, những hạn chế thông qua phản hồi, đánh giá.

+ Tạo điều kiện để HS có nhiều cơ hội tương tác với nhau để được thể hiện mình, nuôi dưỡng sự hứng thú học tập, sự tư tin. Thông qua tương tác bằng câu hỏi, thảo luận nhóm.. từ đó GV mới phát hiện được đâu là lỗi hoặc thiếu sót trong quá trình tư duy, lập luận của HS, biết được HS đang nghĩ gì. Đây là cách dạy học dựa tiếp cận trên quá trình, mà dạy học dựa trên tiếp cận quá trình sẽ hỗ trợ quá tình hình thành và phát triển NLHS.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.

+ Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về vai trò, mục tiêu và ý nghĩa của hoạt động KT-ĐG chất lượng dạy học của GV theo hướng phát triển NLHS.

+ Tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về đổi mới công tác KT-ĐG công tác giảng dạy của GV, các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn trong năm học.

+ Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của GV; thống nhất kế hoạch, quy trình tổ chức, hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá.

+ Nội dung KT-ĐG là toàn bộ những quy định về quy chế chuyên môn và kết quả giáo dục của GV. Các tiêu chính đánh giá phải dựa trên hiệu quả HĐGD theo định hướng phát triển NLHS.

+ Trong quá trình KT-ĐG chất lượng giáo dục học sinh của GV, nhà trường cần quan tâm kết hợp đánh giá các công tác khác như: tham gia sinh hoạt chuyên môn, đổi mới PPDH, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tham gia viết sáng kiến, xây dựng chuyên đề …

- Hình thức kiểm tra đánh giá và quy trình tổ chức thực hiện.

+ Xây dựng quy chế chuyên môn, đưa vào các quy định về đánh giá chất lượng công tác GD ĐCHT của giáo viên.

+ Kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ nhà trường gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, đại diện các đoàn thể, thanh tra nhân dân.

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường trong năm, kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo theo năm học; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban kiểm tra; chỉ đạo và tổ chức triển khai kế hoach kiểm tra; tăng cường các hình thức KT như: dự giờ giáo viên, dự các hoạt động ngoài giờ, dự SHCM để KT-ĐG, KT hồ sơ, KT chuyên đề,….

+ Tiến hành sơ kết, tổng kết đánh gia rút kinh nghiệm công tác KT-ĐG chất lượng giảng dạy của GV theo hướng phát triển NLHS; điều chỉnh nội dung, quy trình KT-ĐG, đảm bảo kết quả của công tác KT-ĐG có tác dụng giúp GV tự điều chỉnh để cải tiến, nâng cao chất lượng GDĐCHT.

3.2.6.4. Lưu ý khi thực hiện

Để thực hiện được biện pháp này, đòi hỏi CBQL, GV các trường THPT phải nắm vững bản chất cũng như quy trình KT-ĐG theo định hướng phát triển NLHS.

Phải xây dựng được kế hoạch kiểm tra nội bộ, kế hoạch chuyên GDĐCHT, trong đó đưa vào nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục HS của GV; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, kết quả rèn luyện của HS đảm bảo đúng quy trình theo các

tiêu chí đánh giá phẩm chất, NL người học và kết quả giảng dạy của GV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất quan điểm, phương pháp đánh giá, kết quả đánh giá giữa người đánh giá và người được đánh giá. Ngoài ra các nhà trường cần quan tâm đầu tư CSVC, hạ tầng công nghệ, thiết bị phục vụ cho hoạt động đánh giá đạt hiệu quả tốt nhất.

Áp dụng thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vào đánh giá học lực, hạnh kiểm học sinh.

Thường xuyên kiểm tra độc lập, KTĐG kết hợp giám sát, đôn đốc nhắc nhở trách nhiệm thực hiện của từng cá nhân, bộ phận. Đánh giá nhận xét những sai sót để bổ sung, điều chỉnh kịp thời đảm bảo các yêu cầu đề ra. Đồng thời tư vấn, thúc đẩy cách thức thực hiện đạt hiệu quả, hình thức kiểm tra phải linh hoạt, tránh đơn điệu, công thức, chiếu lệ, phải lấy chất lượng thật làm đích của KTĐG.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)