Giáo dục động cơ học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 26 - 27)

8. Cấu trúc đề tài

1.2. Khái niệm chính của đề tài

1.2.4. Giáo dục động cơ học tập của học sinh

Theo tác giả Hồ Ngọc Đại, Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân.

Theo Phạm Văn Khanh ”Động cơ học tập có vai trò quyết định đối với chất lượng, hiệu quả học tập của HS. Hơn thế nữa, động cơ học tập còn có những ảnh

hưởng, chi phối mạnh mẽ đến việc hình thành phẩm chất năng lực và nhân cách HSSV trong quá trình học tập. Vì thế, nhà trường, gia đình, xã hội và nhất là thầy, cô giáo trong giảng dạy, giáo dục cần có những tác động tích cực, trách nhiệm để giúp HSSV tự hình thành và phát triển động cơ học tập cho mình phù hợp, đúng đắn theo phương châm:

Dạy học là quan trọng, nhưng dạy cho HS cách học còn quan trọng hơn.

Dạy cách học là quan trọng nhưng dạy cho HSSV cách hình thành và phát triển động cơ học tập còn quan trọng hơn”

Giáo dục ĐCHT của học sinh là quá trình thông qua các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học, chủ thể tác động có những tác động tích cực và trách nhiệm để giúp học sinh tự hình thành, phát triển cho mình động cơ học tập phù hợp, đúng đắn với mục đích học tập và mục tiêu giáo dục nhà trường. Nhà giáo, cán bộ quản lý, các lực lượng giáo dục khác cần mở rộng tấm lòng bao dung đón nhận, lắng nghe và thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của lứa tuổi này và nhất là phải luôn tự tìm cách đổi mới chính mình nếu không rất dễ lạc lõng, xa cách, hạn chế kết quả.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)