Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 88)

8. Cấu trúc đề tài

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Hiệu quả của các biện pháp giáo dục quyết định thành công của công tác quản lý, sau mỗi thành công không thể thiếu các lực lượng tham gia. Chính vì vậy, hệ thống các biện pháp quản lý phải phát huy tính chủ động, tự giác và sáng tạo của đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh (các lực lượng chủ chốt bên trong giáo dục) và sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, phụ huynh, những người có kiến thức, kỹ năng trong hoạt động GDĐCHT (các lực lượng bên ngoài) cùng tham gia. Mỗi biện pháp đưa ra phải dựa trên những phân tích chính xác, khoa học về thực tiễn quản lý, điều kiện về nhân lực, cách thức hoạt động, điều kiện về môi trường bên ngoài có thể tác động lớn đến sự thay đổi và điều kiện về CSVC-KT, phương tiện giáo dục ở thời điểm hiện tại.

Mỗi biện pháp được đề xuất cần chú ý tác động của nó trong quá trình thực hiện, trước hết là tác động đến con người (chủ thể quản lý, khách thể quản lý và các đối tượng tham gia), có ảnh hưởng lâu dài đến một hay nhiều thế hệ. Vì thế, khi đưa ra biện pháp phải cân nhắc, tính toán một cách khoa học, tiến hành thực nghiệm để kiểm định, xác định tính thiết thực và tính khả thi của các biện pháp trong điều kiện cho phép.

Các biện pháp phải nhằm mục đích nâng cao hiệu quả GD toàn diện cho HS đồng thời đảm bảo hiệu quả của hoạt động chung trong nhà trường. Các biện pháp tổ chức quản lý phải có tác dụng đem lại sự chuyển hóa một cách tự giác từ yêu cầu nhận thức về ĐCHT thành nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen của HS; giúp HS hình thành và phát triển về phẩm chất, năng lực, nhân cách, lối sống của con người Việt Nam trong hiện tại và trở thành công dân tốt có trách nhiệm xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật sau này.

Muốn đảm bảo tính hiệu quả thì các biện pháp quản lý phải hướng đến các mục tiêu GDĐCHT đã được đề ra, lấy đó làm thước đo, làm chuẩn để đánh giá.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)