8. Cấu trúc đề tài
1.3. Lý luận về động cơ học tập của học sinh
1.3.4. Cơ chế hoạt động và cấu trúc động cơ học tập của học sinh
Động cơ học tập của HS là vấn đề phức tạp có nhiều quan điểm khác nhau nhất là về bản chất, phân loại, các tác động, sự biến đổi, sự hình thành và phát triển động cơ…Tuy vậy, theo cách tiếp cận cấu trúc-hệ thống, có thể xem xét cơ chế hoạt động và cấu trúc động cơ học tập của HS với những yếu tố cơ bản như sau:
Tác động có ý nghĩa:
cơ học tập của HS. Dĩ nhiên đó không phải là bất kỳ tác động nào, tác động có ý nghĩa là những tác động nhằm kích thích, khơi dậy sở thích, những tiềm năng, mong muốn của cá nhân để hình thành động cơ học tập. Cùng một tác động nhưng đối với mỗi HS sẽ có những ý nghĩa khác nhau hoặc không có một ý nghĩa nào. Thí dụ trong một hội thảo chuyên đề về hội họa, đối với những HS không thích hội họa thì sẽ không có ý nghĩa gì, ngược lại với những HS muốn trở thành họa sĩ, buổi hội thảo có ý nghĩa lớn. Tác động có ý nghĩa đối với HS có thể do tình cờ hoặc do HS tự tìm đến các tác động đó khi nó phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của mình. Như vậy, đối với HS, tác động có ý nghĩa có thể mang tính khách quan và cũng có thể do chủ quan ( HS nhận thức, suy nghĩ, phát hiện và tự tác động) .
Trong thực tế, tác động có ý nghĩa đối với HS đó là những bài giảng hay, lôi cuốn, thuyết phục của thầy, cô giáo, lời khuyên của cha mẹ, bạn bè, lời tư vấn của chuyên gia và nhiều tác động xã hội khác thông qua các dạng thức thông tin khác nhau.
Nhà trường cần hiểu rõ xu hướng, ước mơ, năng lực của HS để có tác động phù hợp, có ý nghĩa giúp hình thành động cơ học tập cho HS
Cấu trúc của động cơ học tập:
Trên cơ sở phân tích cơ chế hoạt động của động cơ học tập, có thể phân định cấu trúc của động cơ học tập gồm 4 yếu tố cơ bản như:
+ Sở thích : Là mong muốn của cá nhân nhằm đạt được một kết quả nào đó và là một thuộc tính tâm lý tương đối bền vững. Trong môi trường học tập, sở thích cần được nâng lên thành lý tưởng, ước mơ và biến thành mục đích, nhu cầu học tập của cá nhân. Sở thích sau khi được nâng lên, cụ thể hóa thành mục đích học tập sẽ là một thành tố quan trọng, cốt lõi trong cấu trúc động cơ học tập của HS.
+ Năng lực : Là năng lực học tập, đó là khả năng chiếm lĩnh tri thức và các kỹ năng cần thiết trong học tập, rèn luyện. Đối với HS đó là kiến thức nền tảng, các kỹ năng cơ bản, hướng nghiêp. Đối với sinh viên đó là kiến thức bậc cao, kỹ năng chuyên ngành. Năng lực là yếu tố làm cho HS tự tin, có quyết tâm vươn lên hướng tới mục tiêu, mục đích học tập, thỏa mãn nhu cầu học tập. Năng lực học tập là tiền đề cho kết quả học tập. Quá trình học tập cũng là quá trình HS rèn luyện năng lực hiện tại của bản thân tiếp cận dần đến năng lực tương lai cần đạt. Trong cấu trúc của động cơ học tập, năng lực học tập có vai trò làm cho động cơ học tập hoạt động có chất lượng, hiệu quả. + Hứng thú: là hứng thú học tập, nhà trường, gia đình cần khuyến khích, đánh giá tích cực những kết quả đạt được của HS và HS cần cố gắng nâng cao hứng thú học tập của mình được liên tục, bền vững.
+ Ý chí: Là nghị lực, sự bền bĩ vượt qua những trở ngại, khó khăn của học sinh trong học tập, rèn luyện. Trong cấu trúc động cơ học tập của HS, ý chí nghị lực có vai
trò thúc đẩy cá nhân vượt qua khó khăn, trở ngại để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng vươn tới mục đích học tập. Ý chí nghị lực làm cho động cơ học tập hoạt động bền bĩ, mạnh mẽ.
Sơ đồ 1.2: Chi tiết cơ chế hoạt động của động cơ học tập của HSSV, trong đó (2) là cấu trúc của động cơ học tập.
(Tham khảo bài viết của tác giả Phạm Văn Khanh đăng trên website: http://pgdhcanglong.sgdtravinh.edu.vn/)
Hành vi hướng đích:
Là những hành vi của HS nhằm: Làm cho mục đích học tập ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn; Rèn luyện, nâng cao năng lực học tập của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt của mục đích học tập; Nuôi dưỡng hứng thú học tập của bản thân hướng tới mục đích học tập; Bồi dưỡng, nâng cao ý chí, nghị lực của bản thân vì mục đích học tập.
Kết quả học tập:
Là một hay một chuỗi kết quả học tập đạt được phù hợp với các mục tiêu, mục đích học tập thể hiện như sau: Sở thích cá nhân và mục đích học tập ngày càng tương hợp nhau; Thái độ và khả năng học tập ngày càng phù hợp với mục đích học tập; Hứng thú học tập được duy trì liên tục không gián đoạn; Ý chí, nghị lực được thử thách, ngày càng bền vững.